Giải Sinh 11 - Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây

  • Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây trang 1
  • Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây trang 2
  • Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây trang 3
Bài 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống, nối kế tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong.
Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của ba lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
Dòng mạch rây vận chuyến sản phẩm đồng hoá ở lá chủ yếu là saccarôzơ, axit amin,... cũng như một số ion khoáng được sử dụng lại như kali... đến nơi sử dụng (đỉnh cành, rễ) và đến nơi dự trữ (hạt, quả, củ).
Động lực của dòng mạch ráy là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ...).
HƯỚNG DẪN TRẨ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?
Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch gỗ đều là những tế bào chết khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn, chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và vách bên đục thủng lỗ.
Vách được linhin hóa bền chắc chịu được áp lực của dòng nước bên trong. Chúng nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô của lá tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển nhựa nguyên di chuyến bên trong.
Các ông xếp sít nhau cùng loại hay khác loại theo cách: lỗ bên của một ống khớp với lỗ bên của một ống bên cạnh đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục. Nếu một số ống nào đó bị hư hông hay bị tắc thì các lỗ cũng là con đường cho dòng vận chuyến ngang.
Câu 2. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
Động lực giúp dòng nước và ion khoáng yận chuyển được từ rễ lên lá ỏ’ nhừng cây gỗ lớn hàng chục mét là do sự phối hợp của ba lực: áp suất rễ, lực hút do sự thoát hơi nước ở lá và liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
Áp suất rễ (động lực đầu dưới): nước hoà tan ion khoáng từ đất vào lông hút của rễ cây, tạo ra áp suất như bơm đẩy đầu dưới đưa nước lên.
Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (bơm hút đầu trên): ỏ' lá hơi nước được thoát ra ngoài không khí, tế bào khí khổng ỏ' lá bị mất nước nên hút nước từ tế bào nhu mô bên cạnh. Tế bào nhu mô lại hút nước từ tế bào nhu mô bên cạnh. Tế bào nhu mô lại hút nước từ mạch gỗ ỏ' lá, cứ như vậy làm thành lực hút nước từ rễ lên lá như bơm hút đầu trên kéo nước lên.
Các phân tử nước: có tính phân cực nên liên kết với nhau và giữa các phân tử nước với các mạch gỗ làm thành cột nước liên tục từ rễ lên lá cây.
HỌC TỐT SINH HỌC 11	5
Câu 3. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó có thê tiếp tục đi lên được không? Vì sao?
Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống vẫn tiếp tục đi lên được là vì các ống xếp sít nhau theo cách: lỗ bên của ống này xếp với lỗ bên của ống bên cạnh. Do vậy, nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng nhựa nguyên đi qua lỗ bên sang ống bên cạnh đảm bảo dòng được vận chuyển liên tục.
Câu 4. Động lực nào đẩy được dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các co' quan là do sự chênh lệch áp suất. Nhựa luyện di chuyến từ tế bào lá vào ông rây, rồi đi từ ống rây này qua ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.
ơ tế bào quan cho (nơi san xuất saccarôzơ) có áp suất thẩm thấu cao hơn so với các tế bào cơ quan nhận (nơi saccarôzơ được sử dụng hay dự trữ). Do vậy khi nôi các tế bào của các cơ quan cho với các tế bào của các cơ quan nhận thì dòng nhựa luyện chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn.