Giải Sinh 11 - Bài 3. Thoát hơi nước

  • Bài 3. Thoát hơi nước trang 1
  • Bài 3. Thoát hơi nước trang 2
Bài 3. THOÁT HƠI NƯỚC
KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Thoát hời nướp có vai trò tạo lực hút hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khẳc ở trên mặt đất củà cây.
Thoát hơi nước;có tác dung hạ nhiệt độ của lá và giúp cho khí co2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quá trình quang hợp.
Hai con đường thoát hơi nước: qua cutin và qua khí khổng. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng đóng vai trò chủ yếu.
Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá do khí khổng phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá.
Các tác nhân ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước ở lá. Nước bảo vệ cây khỏi phải bị hư hại bởi nhiệt độ cao của không khí. Nhất là vào những ngày hè nóng bức, khi nhiệt độ môi trường tăng cao, lá cây thoát hơi nước, giúp hạ nhiệt độ của lá, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.
Đối với vật liệu xây dựng, không có quá trình thoát hơi nước đế hạ nhiệt độ, ngược lại vật liệu xây dựng lại có khả năng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao. Do vậy ta hiếu vì sao những ngày hè nóng bức, không khí dưới bóng cây mát hơn nơi không có bóng cây và dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.
Câu 2. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
So với cây ở trên đồi, thì cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn. Sở dĩ như vậy là do: cây ở trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi. Trong điều kiện đó nó có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu bì lá của cây trên đồi. Do có lớp cutin mỏng hơn (ở cây trong vườn) nên có khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn (ở cây trên đồi).
Câu 3. Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng ?
Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là do hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Sở dĩ như vậy là do: khi no nước vách mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho vách dày cong theo vách mỏng và lỗ khí mở ra. Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uô'n thẳng lại làm lỗ khí khép lại tạm ngừng thoát hơi nước.