Giải Sinh 11 - Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản

  • Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản trang 1
  • Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản trang 2
Bài 46. Cơ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Quá trình sinh sản của động vật diễn ra bình thường là nhờ động vật có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sinh tinh trùng và cơ chế điều hoà sinh trứng.
Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các nhân tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmôn sinh dục đều tác động trực tiếp lên quá trình sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sản sinh trứng ở buồng trứng.
Hệ thần kinh chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc chứa prôgestêron hoặc prôgestêron + ơstrôgen có thể tránh được mang thai, tại sao?
Uống thuốc viên tránh thai hàng ngày làm cho nồng độ các hoocmôn này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH giảm nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai.
Câu 2. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testôstêron ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?
FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn. Testostêrôn kích HỌC TỐT SINH HỌC 11
thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng. Vì vậy, tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, ICSH sẽ làm thay đổi nồng độ testostêron, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.
Câu 3. Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêron bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?
FSH, LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH của tuyến yên làm rối loạn quá trình trứng chín và rụng. Nồng độ prôgestêron và ơstrôgen trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.