Giải Sinh 11 - Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

  • Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 1
  • Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 2
  • Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 3
B - SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIEN ở động vật
Bài 37. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIEN ở động vật
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái
Sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái có ở một số động vật không xương sống và đa số động vật có xương sống (cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người).
Sự sinh trưởng
Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thích cũng như trọng lượng cơ thể động vật (cả ở mức độ tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể) theo thời gian. Ví dụ sự tổng hợp và tích lũy chất làm tế bào tăng kích thước, sự phân bào làm tăng số lượng tế bào và tăng kích thước mô, kích thước cơ quan làm cho cơ quan và cơ thể lớn lên. Theo đà sinh trưởng gà con lớn hơn hợp tử, gà trưởng thành lớn hơn gà con.
Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau. Ví dụ ở người, thân và chân tay sinh trưởng nhanh hơn so với đầu. Đầu của thai nhi 2-3 tháng tuổi dài bằng Vĩ cơ thể, đến 5 tháng bằng 1/3, khi sinh bằng 14 và đến 16 - 18 chỉ còn 1/7 cơ thể.
Tốc độ sinh trưởng cũng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Ví dụ ở người giai đoạn sinh trưởng nhanh nhất là giai đoạn thai nhi đạt 4 tháng tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì. Sinh trưởng của các cơ quan cũng như cơ thể là có giới hạn và đạt tối đa ở tuổi trưởng thành và tuỳ thuộc vào mỗi loài động vật. Ví dụ thạch sùng dài khoảng 10cm; trăn dài tới 10m; gà Ri đạt khối lượng l,5kg, còn gà Hồ có thể đạt tới 3 - 4 kg. Tốc độ sinh trưởng của động vật là chỉ tiêu quan trọng trong nghề chẵn nuôi.
Sự phát triển
Khác với sự sinh trưởng, sự phát triển của động vật là sự biến đổi theo thời gian về hình thái và sinh lí của các tế bào, mô, cơ quan và cơ thể từ hợp tử hình thành cơ thể trưởng thành là giai đoạn cơ thể phát dục (có khả năng sinh sản). Người ta phân biệt hai giai đoạn phát triển chính là: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn phân cắt trứng (trứng phân chia tạo nên phôi gồm nhiều tế bào giống nhau), HỌC TỐT SINH HỌC 11	83
giai đoạn phôi nang (phôi gồm hai lá phôi có các tế bào khác nhau), giai đoạn phôi vị (phôi gồm ba lá phôi có nhiều tế bào khác nhau), giai đoạn mầm cơ quan (phôi gồm nhiều tế bào biệt hoá khác nhau tạo nên các mô khác nhau là mầm của các cơ quan).
Giai đoạn hậu phôi cũng bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Tùy theo sự khác biệt trong sự biến đổi con non thành con trưởng thành người ta phân biệt hai kiểu phát triển: phát triển không qua biến thái, trong đó con non mới nở đã giống con trưởng thành (gà và động vật có vú) và phát triển qua biến thái, trong đó con non mới nở (hay được gọi là ấu trùng) chưa giống con trưởng thành mà phải trải qua nhiều sự biến đổi về hình thái và sinh lí mới đạt được cơ thể trưởng thành (động vật chân khớp và ếch nhái).
II. Sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái
Sự phát triển qua biến thái ở ếch nhái
Sự phát triển của ếch qua biến thái từ ấu trùng (nòng nọc sông trong nước, có mang ngoài để hô hấp và có đuôi để bơi) thành ếch sống trên cạn có phổi để hô hấp và có 4 chân để nhảy. Sự biến đổi nòng nọc thành ếch là một quá trình biến đổi ở mức độ phân tử, tế bào, mô và cơ quan đòi hỏi có các nhân cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc không biến đổi thành ếch, còn nếu ta cho thêm hoocmôn tuyến giáp vào thì những con nòng nọc nhanh chóng biến thành những con ếch bé tí chỉ bằng con ruồi.
Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp
Sự phát triển qua biến thái của họ cánh cứng, bướm, ruồi, muỗi,.... trải qua giai đoạn con non hoàn toàn khác con trưởng thành (giai đoạn sâu và nhộng ở cánh cứng, ở bướm: giai đoạn dòi và nhộng ở ruồi: giai đoạn cung quăng ở muỗi,...) được gọi là sự biến thái hoàn toàn. Đối với một số chân khớp như châu chấu, tôm cua, ve sâu,... thì giai đoạn ấu trùng giống con trưởng thành nhưng để trở thành cơ thể trưởng thành chúng phải trải qua nhiều lần lột xác. Sự phát triển của chúng thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn.
Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp cũng được điều chỉnh bởi hoocmôn biến thái (ecđixơn) và hoocmôn lột xác (juvenin).
Sự phát triển qua biến thái mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài đốì với điều kiện khác nhau của môi trường sống. Sâu bướm
có bộ hàm thích nghi ăn lá cây, còn bướm có bộ vòi thích nghi hút nhựa, mật hoa,... sâu là giai đoạn dinh dưỡng để tích lũy chất cần cho sự biến thái thành bướm, bướm là giai đoạn trưởng thành sinh dục đẻ trứng để duy trì thế hệ của loài.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Phân biệt sinh trưởng với phát triển
Sinh trưởng là quá trình thay đối về số lượng (tăng kích thích và khối lượng của co' thể) nhờ tăng số lượng và kích thước tế bào.
Phát triển là quá trình thay đổi vế số lượng và chất lượng trong co' thể. Khi nói đến phát triển phải nói tới 3 yếu tố cơ bản sau đây:
+ Sinh trưởng là sự thay đổi về kích thước và khối lượng co' thể.
+ Phân hóa tế bào (biệt hóa tế bào) hình thành các cơ quan sự phân hóa tế bào diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn phát-triển phôi thai.
+ Tạo hình dáng đặc trưng cho co' thế và các co' quan.
Cậu 2. Cho biết tên của vài loài động vật có sinh trưởng và phát triển
không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn
Động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái: cá chép, rắn, bồ câu, chó...
Động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn: cánh cam, tằm (nhộng, bướm), bọ rùa...
Động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn: bọ ngựa, châu chấu, cào cào.
Câu 3. Tại sao sâu bướm lại phá hoại cây cối mùa màng rất ghê gớm trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzo' nên tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả thấp vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho co' thể, trong khi đó bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.
Câu 4. Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch (hình 37.5 SGK) thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Tại sao?
Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch thuộc loại biến thái hoàn toàn vì ấu trùng (nòng nọc) rất khác ếch trưởng thành về hình thái cấu tạo và sinh lí.
HỌC TốT SINH HỌC 11	85