Giải Sinh 11 - Bài 26. Cảm ứng ở động vật

  • Bài 26. Cảm ứng ở động vật trang 1
  • Bài 26. Cảm ứng ở động vật trang 2
  • Bài 26. Cảm ứng ở động vật trang 3
Bài 25. THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG
Các em tự nghiên cứu ở SGK
B - CẢM ỨNG ở ĐỘNG VẬT
Bài 26. CẢM ỨNG ở ĐỘNG VẬT
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Khái niệm cảm ứng ở động vật
Cảm ứng ở thực vật biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động và diễn ra với tốc độ chậm, còn cảm ứng ở động vật cũng là phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn.
Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận sau:
Bộ phận tiếp nhận kích thích.
Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng.
Bộ phận thực hiện phản ứng.
Ớ động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh. Động vật đơn bào phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang.
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
Các tế bào thần kinh còn có các sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và liên hệ với tế bào mô bì cơ. Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin sẽ được truyền về mạng lưới thần kinh và sau đó đến các tế bào mô bì cơ, động vật co mình lại để tránh kích thích.
Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở động vật có cơ thể đốì xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.
Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Ở động vật chân khớp, hạch thần kinh đầu có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể.
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống vái hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống, hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng sợi thần kinh.
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung mạnh ỏ' phía đầu dẫn đến não bộ phát triển.
Câu 2. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.
So với động vật có hệ thần kinh dạng lưới, và động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thì động vật có hệ thần kinh ống có nhiều ưu điểm hơn (tiến hóa hơn).
Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốt hơn, rất thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm (thành lập các phản xạ có điều kiện).
Ví dụ: Động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt, sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, nhưng động vật bậc thấp thường không như vậy.
Câu 3, Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở dạng động vật có hệ thần kinh hình ống.
Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh Ống: Khi cho cá hoặc cho gà ăn kết hợp với bấm chuông làm nhiều lần như vậy thì sau này chỉ cần bấm chuông là cá hoặc gà đã về chờ ăn. Một số hành động của động vật (do con người huấn luyện) biểu diễn trong các rạp xiếc (khỉ đi xe đạp, hải cẩu vỗ tay...) đều có cơ sỏ' là những phản xạ có điều kiện.