SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 1. Vẽ trang trí Chép hoạ tiết trang trí dân tộc

  • Bài 1. Vẽ trang trí Chép hoạ tiết trang trí dân tộc trang 1
  • Bài 1. Vẽ trang trí Chép hoạ tiết trang trí dân tộc trang 2
  • Bài 1. Vẽ trang trí Chép hoạ tiết trang trí dân tộc trang 3
CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DẦN TỘC
I - QUAN SÁT, NHẬN XÉT CÁC HOẠ TIÊT TRANG TRÍ
Hoạ tiết trên trang phục của một số dân tộc miền núi.
Hoạ tiết trang trí của các dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa.dạng, có săc thái riêng, thường có một số đặc điểm sau :
Nội dung
Hoạ tiết thường là các hình hoa lá, mây, sóng nước, chim muông được khắc trên gỗ, đá, thêu dệt trên vải, đan bằng mây tre, vẽ trên gốm sứ ... do các nghệ nhân xưa sáng tạo có tính “đơn giản” và “cách điệu” cao.
Đường nét
Nét vẽ hoạ tiết của dân tộc Kinh thường mềm mại, uyển chuyển, phong phú.
Nét vẽ hoạ tiết của các dân tộc miền núi thường giản dị, thể hiện bằng các nét chắc, khoẻ (hình kỉ hà ).
Bô cục
Hoạ tiết được sắp xếp cân đối, hài hoà (các hoạ tiết thường đối xứng qua trục ngang hoặc trục dọc).
Màu sác
Một số hoạ tiết của các dân tộc thường có màu sắc rực rỡ hoặc tương phản như : đỏ - đen, lam - vàng ...
- CÁCH CHÉP HOẠ TIẾT DÂN TỘC Đơn giản là lược bỏ những chi tiết rườm rà, tập trung vào các nét điển hình ; Cách điệu là dùng những đường nét tổng hợp, sáng tạo hơn để vẽ nên những hoạ tiết giàu tính trang trí và độc đáo. Đơn giản và cách điệu vẫn giữ được đặc điểm của mẫu nhưng làm cho hoạ tiết đẹp, hợp với các hình thức trang trí.
 Hình kỉ hà là các hình hình học.
1. Quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của hoạ tiết
Hoạ tiết có dạng hình tròn	Hoạ tiết có dạng hình tam giác
Phác khung hình và đường trục
CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP
Chọn và chép một hoạ tiết dân tộc, sau đó tô màu theo ý thích.
■ "	' .V .