SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Tiết 11. Âm nhạc thưởng thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam

  • Tiết 11. Âm nhạc thưởng thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam trang 1
  • Tiết 11. Âm nhạc thưởng thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam trang 2
Tiết 11
ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường.
Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN sô 4.
Âm nhạc thường thức : Sơ lược về dân ca Việt Nam.
Âm nhạc thường thức
Sơ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM
Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc... Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững cùng với thời gian.
Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay của mỗi vùng, mỗi miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tuỳ thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lí và đặc biệt là ngôn ngữ (Ví dụ : dân ca các dân tộc Tây Nguyên khác với dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, dân ca đồng bằng Bắc Bộ dễ phân biệt với dân ca Nam Bộ v.v...). Nhiều bài dân ca đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hoá lâu đời, do đó dân ca Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Kho tàng dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại : Dân ca Quan họ ở Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống quân ở nhiều lấng quê Bắc Bộ, hát Dô ở Hà TâyƯ), hát Ví dặm ở Nghệ An, Hà Tĩnh ... ở Trung Bộ có Hò Huế, Lí Huế, hát sắc bùa ... ở Nam Bộ có các điệu Lí, điệu Hò, nói thơ v.v ... Dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc (đồng bào Thái, H'mông, Mường ...), dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng...) đều có bản sắc riêng.
Từ bao đời nay, dân ca gắn bó với đời sống văn hoá và tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp dải đất Việt Nam. Từ ngày 1-8-2008, theo Nghị quyết của Quốc hội, hợp nhất tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội.
Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn có những loại hát có nhạc đệm theo như Chầu văn, Ca trù, Ca Huế, Ca Quảng, nhạc tài tử miền Nam... và những hình thức ca kịch dân tộc độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương.
Dân ca luôn được bổ sung và phát triển. Nhiều nhạc sĩ đã dùng chất liệu dân ca để sáng tác nên những bài hát và bản nhạc mới đậm đà màu sắc dân tộc, trở thành những tiết mục biểu diễn rất hấp dẫn.
Học hát, nghe các làn điệu dân ca và tìm hiểu về dân ca Việt Nam, chúng ta càng thêm yêu mến và tự hào về nhân dân ta, đất nước ta. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, cần trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy.
CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP
Kể tên một số làn điệu dân ca và cho biết bài đó thuộc vùng, miền nào trên đất nước ta.
Tại sao chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca ?