SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 5. Vẽ tranh Cách vẽ tranh đề tài

  • Bài 5. Vẽ tranh Cách vẽ tranh đề tài trang 1
  • Bài 5. Vẽ tranh Cách vẽ tranh đề tài trang 2
  • Bài 5. Vẽ tranh Cách vẽ tranh đề tài trang 3
  • Bài 5. Vẽ tranh Cách vẽ tranh đề tài trang 4
VÊ TRANH
BÀI 5
CÁCH VẺ TRANH ĐỂ tài
- TRANH ĐỂ TÀI
Nội dung tranh
Cuộc sống phong phú, sinh động luôn gợi cho ta nhiều đề tài vẽ tranh để thể hiện cảm xúc của mình với thế giới xung quanh. Tuỳ theo sự cảm nhận cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và hoạt động của con người mà chọn lựa ý tranh theo đề tài ưa thích.
Ví dụ :
Đề tài nhà trường có nhiều nội dung khác nhau như : cảnh sân trường, lớp học, giờ ra chơi, buổi lao động, học nhóm, giáo viên và học sinh ...
Đề tài phong cảnh quê hương : miền núi, miền biển, đồng bằng hay thành thị ... Em có thể chọn những hình ảnh tiêu biểu, thân thiết, gần gũi nhất với những ấn tượng đẹp đẽ về nơi mình đã lớn lên và gắn bó (H.1,2).
Đề tài anh bộ đội gợi lên những hình ảnh trong chiến đấu, rèn luyện trên thao trường, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người lính ở nhiều quân chủng, binh chủng khác nhau : hải quân, không quân, bộ binh, công binh, thiết giáp ...
Đề tài lễ hội, ngày Tết ... có rất nhiều nội dung để thể hiện phong phú như : đám rước, múa sư tử, chợ Tết, du xuân, chúc tụng, hội làng, lên chùa, hội vật, chọi gà, chọi trâu v.v...
Khi đã xác định được nội dung của đề tài, cần tìm cho mình một hình ảnh ưa thích nhất để thể hiện.
Hình 1. Sớm mai. Tranh màu nước của học sinh.
Hình 2. Đường phô. Tranh bút dạ và sáp màu của học sinh.
Bô cục
Bố cục tranh là sắp xếp các hình vẽ (người, cảnh vật) sao cho hợp lí, có mảng chính, mảng phụ. Mảng hình chính thường có vị trí quan trọng nhất trong tranh, thu hút sự chú ý của người xem. Mảng hình phụ hỗ trợ và làm phong phú cho bố cục, nội dung của tranh.
Có nhiều cách bố cục mảng hình khác nhau (H.3).
Hình 3. Mảng hình, hình vẽ trong tranh
Hình vẽ
Các hình vẽ trong tranh đề tài thường là người và cảnh vật. Hình vẽ chính làm rõ nội dung tranh, hình vẽ phụ hỗ trợ cho hình chính. Các hình vẽ phải sinh động, hài hoà trong một tổng thể không gian nhất định, không rời rạc, không lặp lại để tránh sự đơn điệu, tẻ nhạt.
Màu sắc
Màu sắc trong tranh cần hài hoà, thống nhất, có thể rực rỡ hoặc êm dịu tuỳ theo đề tài và cảm xúc của người vẽ. Không nhất thiết phải vẽ màu như thực mà có thể vẽ theo ý thích của mỗi người.
- CÁCH VẼ TRANH
Tìm và chọn nội dung đề tài
Tim và chọn nội dung sao cho sát, rõ với đề tài sẽ vẽ.
Phác mảng và vẽ hình
Trên cơ sở những hình ảnh đã chọn, tìm bố cục và phác các mảng hình, sau đó vẽ các hình dáng cụ thể. Khi vẽ có thể điều chỉnh mảng hình bằng các đường nét sao cho thích hợp, có mảng to, nhỏ, cao, thấp, xa gần khác nhau.
Chú ỷ :
Hình dáng nhân vật trong tranh nên khác nhau, có dáng tĩnh, dáng động.
Động tác của các nhân vật trong tranh cần sinh động, hợp với nội dung tranh.
Vẽ màu
Khi đã có bố cục hình vẽ hợp lí, có thể vẽ màu (trong khi vẽ vẫn tiếp tục điều chỉnh bố cục và hình vẽ).
Màu sắc cần phù hợp với nội dung để nêu bật được chủ đề của tranh : Màu sắc rực rỡ tạo cảm giác vui tươi; Màu sắc êm dịu sẽ khiến người xem có cảm giác nhẹ nhàng.
Có thể dùng một trong nhiều chất liệu màu khác nhau để vẽ như : màu bột, màu nước, sáp màu, chì màu, bút dạ ...
Vẽ rhàu phần chính trước, sau đó vẽ màu ở tất cả các hình vẽ khác cho kín mặt tranh.
Cần chú ý đến độ tương phản của màu sắc và độ đậm nhạt để tranh tạo được hiệu quả cao.
Chú ỷ :
Luôn nhìn toàn bộ tranh để điều chỉnh khi vẽ màu.
Vẽ nhiều màu chồng lên nhau, màu sẽ xám, bẩn làm mất đi sự trong trẻo của bức tranh.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Thế nào là tranh đề tài ?
Khi vẽ một bức tranh cần sắp xếp (bố cục) mảng hình, đường nét như thế nào cho hợp lí ?