SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 3. Vẽ theo mẫu Sơ lược về Phối cảnh

  • Bài 3. Vẽ theo mẫu Sơ lược về Phối cảnh trang 1
  • Bài 3. Vẽ theo mẫu Sơ lược về Phối cảnh trang 2
  • Bài 3. Vẽ theo mẫu Sơ lược về Phối cảnh trang 3
1	BÀI 3
sơ LƯỢC VỂ PHỐI CẢNH
Hình 1. Cảnh vật nhìn theo phối cảnh
- QUAN SÁT, NHẬN XÉT
Quan sát những vật cùng loại, cùng kích thước trong không gian, người ta nhận thấy :
Ở gần : to, cao và rõ hơn.
ơ xa : nhỏ, thấp và mờ hơn.
Vật ở phía trước che khuất vật ỏ' phía sau.
Đó là cách nhìn các vật theo phối cảnh.
Khi vẽ, ta cần chú ý nhũng đặc điểm trên để các vật ở bài vẽ có gần, có xa.
- ĐƯỜNG TẦM MẮT VÀ ĐIỂM tụ
1. Đường tầm mắt (còn gọi là đường chân ười)
Đường tầm mắt là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất với bầu trời (H.2) hay mặt nước với bầu trời (H.3), nên còn được gọi là đường chân trời.
Ớ trong tranh, đường tầm mắt có thể thay đổi, nó phụ thuộc vào độ cao, thấp của vị trí người vẽ.
Hình 2. Đường tầm mắt ở thấp
Hình 3. Đường tầm mắt ở cao
Khi vẽ theo mâu, cần xác định được đường tầm mắt để vẽ hình cho đúng. Ví dụ : - Đường tầm mắt ngang thân hộp (H.4a).
- Đường tầm mắt trên mặt hộp (H.4b).
Điểm tụ
Các đường song song với mặt đất (ở hình hộp, hình trụ, nhà, đường tàu hoả ...) hướng về chiều sâu, càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ ở một điểm tại đường tầm mắt, điểm đó là điểm tụ. Khi vẽ theo mẫu, cần xác định điểm tụ để vẽ hình cho đúng (H.5).
Hình 4. Đường tầm mắt
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Quan sát con đường, hàng cây, hàng cột điện ven đường ... thẹo phối cảnh.
Đặt hình hộp ở các vị trí khác nhau và nhận xét về hình theo từng góc độ nhìn của mình.