SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Tiết 12. Học hát: Bài Đi cấy

  • Tiết 12. Học hát: Bài Đi cấy trang 1
  • Tiết 12. Học hát: Bài Đi cấy trang 2
Bài	
Học hát:
Bài Đi cấy.
Tập đọc nhạc :
TĐN số 5.
Âm nhạc thường thức :
Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
4
(3 tiết)
Tiết 12
Học hát: Bài Đi cấy.
Đi cấy
Vừa phải
Dân ca Thanh Hoá
« J? JO N J I r? MI
Lên chủa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen ăn cơm bằng
J) Jji Ệ 0.1	11 ỉ ị t Jji
đèn đi cấy sáng trăng. Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng
chăng.	Thắp
4	■	'
thêm	chơi
đèn
ta
sẽ chơi trăng ngoài
trăng ngoài
í
Cầu cho trong ấm,
thềm ý rằng cấu cho.
d n n-
êm êm lại ngoài êm.
Thanh Hoá là một tình có đủ 3 vùng địa dư : đồng bằng, trung du và miền núi. Nhân dân Thanh Hoá có truyền thống anh dũng trong công cuộc đấu tranh dụng nước và giữ nước cùng với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nơi đây là quê hương của các anh hùng dân tộc như Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai ...
Sông Mã chảy qua Thanh Hoá là nơi sản sinh ra những điệu Hò đã được lưu truyền từ bao đời nay. Thanh Hoá có các làn điệu dân ca, đặc biệt là Tổ khúc Múa đền. Múa đèn là một hình thức diễn xướng Hát và Múa. Khi biểu diễn, mỗi diễn viên đội trên đầu một đĩa đèn dầu. Tổ khúc Múa đèn gồm có 10 bài hát kết hợp với múa thể hiện các công việc lao động của nhân dân như : gieo mạ, đi cấy, dệt vải...
Bài Đi cấy trích trong TỔ khúc Múa đèn. Bài hát nhịp nhàng, uyển chuyển được phổ trên những câu thơ lục bát sau đây :
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có bạn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Cầu cho trong ấm ngoài êm !
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Học thuộc lời và hát đúng giai điệu của bài Đi cấy.
Tập đọc nốt nhạc dựa trên câu hát đầu tiên trong bài Đi cấy, từ Lên chùa đến đì cấy sáng trăng.