SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 13. Vẽ tranh Đề tài Bộ đội

  • Bài 13. Vẽ tranh Đề tài Bộ đội trang 1
  • Bài 13. Vẽ tranh Đề tài Bộ đội trang 2
  • Bài 13. Vẽ tranh Đề tài Bộ đội trang 3
  • Bài 13. Vẽ tranh Đề tài Bộ đội trang 4
VẼ TRANH
BÀI 13
ĐỂ TÀI BỘ ĐỘI
I - TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỂ tài
Có thể vẽ nhiều tranh về đề tài bộ đội, ví dụ :
Chân dung anh bộ đội.
Bộ đội lao động, mừng chiến thắng hay vui chơi cùng thiếu nhi.
Bộ đội luyện tập trên thao trường.
Có thể vẽ hình tượng anh bộ đội theo nhũng mẩu chuyện được đọc, được nghe
(về gương các anh hùng, liệt sĩ, thương binh trong chiến đấu, lao động hay đời sống sinh hoạt thường ngày ...).
Đê có bức tranh đẹp cần quan sát, nhận xét:
Hình ảnh của anh bộ đội với những nét riêng biệt theo sắc phục của quân chủng, binh chủng (bộ binh, công
binh, pháo binh
...) và đặc
điểm
về quân 1
trang (kiểu
quần
áo, giày
mũ, phù
hiệu .
- Đặc
điểm hình
dáng, kiểu
cách
các loại
vũ khí và
phương tiện tác chiến gắn liền với bộ đội (ô tô, xe tăng, xe lội nước, máy bay, tên lửa
Hình 1. Gia đình bộ đội. Tranh màu bột của học sinh.
(Tham khảo tranh của các hoạ sĩ và tranh của thiếu nhi vẽ về đề tài bộ đội: H. 1,2,3,4,5,6).
Hình 2. Thăm nhà. Tranh màu nước của học sinh.
Hình 3. Tình quân dân. Tranh bút dạ của học sinh
o- AM NHẠC VA Ml THUA' •;
113
Hình 6. Mùng ngày chiến thắng. Tranh màu bột của học sinh.
II - CÁCH VẼ TRANH
Vẽ phác hình
Vẽ hình người và cảnh vật chính đồng thời vẽ các hình ảnh phụ cho phù hợp với đề tài đã chọn, nhằm nêu bật được chủ đề của tranh.
Chú ý tìm những hình dáng, động tác của mỗi người trong tranh ớ các tư thế khác nhau (đứng, ngồi, cúi, chạy, nhảy,...).
Không nên sắp xếp dàn đều, lộn xộn mà cần có mảng chính, mảng phụ để tạo nên một bố cục chặt chẽ và hợp lí cho tranh.
Vẽ màu
Khi vẽ màu cần tìm màu sắc phù hợp với đề tài. Có thể dùng màu tươi sáng, rực rỡ để làm nổi bật chủ đề chính của tranh.
Chú ý đến độ đậm nhạt của các màu.
CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP
Vẽ một bức tranh về đề tài bộ đội, màu sắc tự chọn.