SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Tiết 2. Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ

  • Tiết 2. Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ trang 1
  • Tiết 2. Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ trang 2
  • Tiết 2. Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ trang 3
1
(3 tiết)
Học hát:
Bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
Nhạc lí:
Những thuộc tính của âm thanh.
Các kí hiệu âm nhạc.
♦ Tập đọc nhạc :
TĐN số 1.
Tiết 2
Học hát : Bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
Bài đọc thêm : Âm nhạc ở quanh ta.
Tiếng chuông và ngọn cờ
đình của ta. Boong bính boong! Hồi chuông ngân vang khắp nơi chung niềm tin. •
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930. Ông là tác giả của nhiều ca khúc được phổ biến trong quần chúng, đặc biệt là bài Như có Bác trong ngày đại thắng. Nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên trong sáng, giản dị, đằm thắm, dề hát, dễ thuộc. Nhiều ca khúc ông viết cho trẻ em đã trở nên rất quen thuộc với các thế hệ thiếu nhi, như các bài : Chiếc đền ông sao, Tiến lên đoàn viên, Cánh én tuổi thơ, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội...
Hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hoà hình, năm 1985 ông đã sáng tác : Tiếng chuông và ngọn cờ. Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hoà bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới.
BÀI ĐỌC THÊM
ÂM NHẠC ở QUANH TA
•
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Từ những âm thanh của cuộc sống, loài người đã sáng tạo ra loại nghệ thuật này và phát triển lên một mức cao, có thể nói được những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú của con người. Hãy chú ý lắng nghe âm thanh từ cuộc sống quanh chúng ta và chúng ta thấy rằng ai cũng có thể nghe được, thưởng thức được.
Lúc 10 tuổi ở Côn Sơn, Trần Đăng Khoa đã viết :
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Chỉ nghe thoáng một chiếc lá rơi mà thấy được nó mỏng (như ta sờ được nó) và thấy nó rơi nghiêng (như ta nhìn được bằng mắt) nhà thơ thiếu nhi của chúng ta thật là tinh tế.
Hằng ngày từ lúc tinh mơ cho tới lúc đi ngủ, các em được nghe thấy bao nhiêu điều thú vị : tiếng gà gáy ban mai, tiếng chim hót lảnh lót trên cành, tiếng cười nói của mọi người, tiếng sáo diều vi vu, tiếng nước chảy róc rách ... Có những tiếng nghe không rõ cao thấp gọi là tiếng động. Những tiếng nghe rõ trầm bổng, dài ngắn gọi là âm thanh. Đó là những nguyên liệu chủ yếu của âm nhạc.
Lắng nghe trong thiên nhiên có người đã gọi loài chim là những nghệ sĩ. Không phải ngẫu nhiên mà khi nghe các ca sĩ hát hay, người ta gọi đó là giọng oanh vàng, hoặc ví như chim hoạ mi, chim sơn ca v.v...
Có thể nói : từ âm thanh phong phú của cuộc sống, loài người đã sáng tạo ra và ngày càng hoàn thiện nghệ thuật âm nhạc. Nó là “ngôn ngữ” chung cho mọi người như một thứ tiếng nói quốc tế, lại vừa mang đặc điểm riêng của từng dân tộc. Những bài ca, bản nhạc mà các em được nghe ngày hôm nay, chính là sự tiếp nối của một quá trình phát triển âm nhạc. Có loại âm nhạc chúng ta nghe thì hiểu được ngay nhưng có loại phải được học, được làm quen, được giải thích thì mới hiểu sâu sắc. Thật là thiệt thòi nếu chúng ta thờ ơ với những cái hay, cái đẹp mà các nhạc sĩ đã vất vả suy nghĩ và sáng tạo qua các tác phẩm của mình. Thế giới âm thanh chứa đựng trong kho tàng âm nhạc của loài người và của dân tộc ta thật phong phú và kì diệu.
Theo cuốn Ầm nhạc ở quanh ta của
PHẠM'TUYÊN
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Nội dung bài Tiếng chuông và ngọn cờ nói về vấn đề gì ?
Hãy kể tên một số bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà em biết.