SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 27. Vẽ theo mẫu Mẫu có hai đồ vật (Tiết 1-Vẽ hình)

  • Bài 27. Vẽ theo mẫu Mẫu có hai đồ vật (Tiết 1-Vẽ hình) trang 1
  • Bài 27. Vẽ theo mẫu Mẫu có hai đồ vật (Tiết 1-Vẽ hình) trang 2
  • Bài 27. Vẽ theo mẫu Mẫu có hai đồ vật (Tiết 1-Vẽ hình) trang 3
Mẫu vẽ có 2 đồ vật. Từng mẫu có cách sắp xếp khác nhau (H.l).
Tuy hình dáng của các vật mẫu khác nhau, nhưng cấu tạo của chúng lại có điểm chung là đều do các hình cơ bản ghép lại. Ví dụ :
+ Cái lọ (H.2a) :
Cổ và miệng lọ là hình chóp cụt và hình trụ ;
Vai là hình chóp cụt;
Thân là hình chóp cụt ;
Đế là hình trụ.
+ Cái phích (bình thuỷ) (H.2c) :
Nắp là hình trụ ;
Vai là hình chóp cụt;
Thân, đế là hình trụ.
+ Cái ấm (H.2b) :
Cổ là hình trụ ;
Vai là hình chóp cụt;
Thân là hình trụ ;
Đế là hình trụ.
Hình 2. Cấu tạơ của cái lọ, cái ấm, cái phích
Chủ ý : Các vật mẫu được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau : sành sứ, sắt tráng men, gỗ, nhôm ... nên độ đậm nhạt của của chúng khác'nhau.
II - CÁCH VẼ (cái phích (bình thuỷ) và hình cầu - H.3)
Tiến hành bài vẽ theo các bước sau đây :
Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ và vẽ khung hình chung.
Vẽ khung hình của từng đồ vật.
Ước lượng kích thước các bộ phận.
Vẽ phác các nét chính.
Nhìn mẫu, vẽ các nét chi tiết cho sát với mẫu hơn.
Chú ỷ :
Nếu đo và ước lượng tỉ lệ khung hình, tỉ lệ giữa các bộ phận sai sẽ làm cho hình lệch lạc, không, rõ đặc điểm của mẫu.
Khi đo và ước lượng tỉ lệ cần so sánh, đối chiếu theo chiều ngang, chiều dọc giữa các đồ vật để có tỉ lệ đúng hơn.
Độ đậm nhạt ở cái phích và hình cầu khác nhau.
a	b
Hình 3. Cách vẽ (vẽ khung hình chung, riêng và phác các nét chính)
Nhìn hình 3 em tìm ra cách vẽ bài của mình.
Em có thể vẽ các đồ vật khác tương tự như cách vẽ cái phích và quả hình cầu.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài tham khảo
Vẽ cái chai và cái hộp hay cái phích (bình thuỷ) và hình cầu (vẽ hình).