SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 22. Vẽ tranh Đề tài Ngày Tết và mùa xuân

  • Bài 22. Vẽ tranh Đề tài Ngày Tết và mùa xuân trang 1
  • Bài 22. Vẽ tranh Đề tài Ngày Tết và mùa xuân trang 2
  • Bài 22. Vẽ tranh Đề tài Ngày Tết và mùa xuân trang 3
BÀI 22 ĐỀTẴĨNGÀYTẾTVÀMÙAXUẮN
I - TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỂ TÀI
Có rất nhiều hoạt động trong ngày Tết và mùa xuân như : lễ hội; vui chơi giải trí; thăm hỏi; chúc tụng ; đi chợ hoa, chợ Tết; đón giao thừa ; du xuân ; hội làng ; múa, rước ... nên các em rất dễ chọn được nội dung mà mình yêu thích.
Có nhiều tranh vẽ về ngày Tết và mùa xuân, như các tranh khắc gỗ dân gian : Múa Rồng, Đấu vật... (tranh dân gian Đông Hồ) ; Đón giao thừa (tranh sơn mài của hoạ sĩ Lê Quốc Lộc) và nhiều tranh của học sinh. Qua quan sát thực tế các tranh về ngày Tết và mùa xuân, em có thể chọn một hoạt động gần gũi, có nhiều cảm xúc để vẽ.
Hình 1. Chợ Tết. Tranh bút dạ của học sinh.
Hình 2. Bơi thuyền. Tranh sáp màu của học sinh.
Hình 3. Hội làng. Tranh màu bột của học sinh.
Hình 4. Ngày hội. Tranh sáp màu của học sinh.
II - CÁCH VẼ TRANH
Vẽ phác các hình chính, hình phụ.
Vẽ hình : chú ý các động tác của nhân vật.
Trong tranh có thể vẽ nhiều cảnh vui chơi khác nhau cho sống động nhưng không nên tản mạn, rời rạc.
Vẽ màu : tìm màu tưoi sáng, rực rỡ phù hợp với quang cảnh ngày Tết và mùa xuân.
Chủ ỷ : Hình ảnh chính cần được diễn tả kĩ hơn về hình và màu sắc.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vẽ một bức tranh có nội dung về ngày Tết và mùa xuân (có thể vẽ bằng các loại màu sẵn có hoặc xé, dán bằng các loại giấy màu).