SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 14. Vẽ trang trí Trang trí đường diềm

  • Bài 14. Vẽ trang trí Trang trí đường diềm trang 1
  • Bài 14. Vẽ trang trí Trang trí đường diềm trang 2
  • Bài 14. Vẽ trang trí Trang trí đường diềm trang 3
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIEM
I - THÊ NÀO LÀ ĐƯỜNG DlỂM ?
Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài, trên đó các hoạ tiết được sắp xếp lặp đi lặp lại, đều đặn và liên tục, giới hạn trong hai đường song song (thẳng, cong hoặc tròn).
Trong đời sống, đường diềm được sú' dụng để trang trí nhiều đồ vật như (bát, đĩa ; khăn, áo, mũ ; giường, tủ, v.v...
Từ xưa, các nghệ nhân đã biết dùng đường diềm vào trang trí mặt trống đồng và nhiều công trình kiến trúc như đình, chùa, bia đá, v.v...
a) Đường diềm chạm khắc trên bia đá
b) Đường diềm trên mặt trống đồng
Hình 1. Một số đường diềm trang trí
c) Đường diềm trên y phục của dân tộc Hmông
a) Đường diềm trên đĩa
b) Đường diềm trên đầu báo tường
Hình 2. Đường diềm trong trang trí
II - CÁCH TRANG TRÍ MỘT ĐƯỜNG DIEM ĐƠN GIẢN
1. Kẻ hai đường thẳng song song
2. Chia khoảng để vẽ hoạ tiết nhắc lại hoặc xen kẽ
TV w w w
K /K /K
EA/M\/EA zLA
a) Chia khoảng đều nhau	b) Chia khoảng to nhỏ, xen kẽ
Hình 3. Chia khoảng cách
Vẽ hoạ tiết cho đều vào các mảng hình
Hình 4. Vẽ hoạ tiết
Lựa chọn màu sắc
a) Tìm màu nền (đậm hoặc nhạt) để làm nổi hoạ tiết.
a) Nền màu nhạt, nên vẽ hoạ tiết màu đậm hơn.
b) Nền màu đậm, nên vẽ hoạ tiết màu nhạt hơn
Hình 5. Tìm màu nền
b) Tìm màu ngả về nóng hoặc lạnh sao cho có hoà sắc toàn bộ. Vẽ màu vào hoạ tiết cho nổi. Các hoạ tiết giống nhau tô cùng màu.
a) Hoà sắc lạnh	b) Hoà sắc nóng
Hình 6. Lựa chọn hoà sắc
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Trang trí một đường diềm có kích thước : 20 cm X 8 cm. Hoạ tiết tự chọn. Màu sắc : 4 màu.