SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 24. Thưởng thức mĩ thuật Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam

  • Bài 24. Thưởng thức mĩ thuật Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam trang 1
  • Bài 24. Thưởng thức mĩ thuật Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam trang 2
  • Bài 24. Thưởng thức mĩ thuật Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam trang 3
BÀI 24	_A_A_
MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
- GÀ “ĐAI CÁT” (Tranh Đông Hồ)
Ngày Tết đầu năm, nhân dân ta có tục dán tranh ở cửa để trấn ma quỷ, vì tiếng gà gáy xua tan đêm tối, khiến ma quỷ phải tránh xa (theo quan niệm cũ). Vì vậy, các nghệ nhân làm tranh Đông Hồ đã vẽ bức tranh Gà "Đại Cát". Tranh vẽ một chú gà trống có dáng oai vệ, hùng dũng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông.
Tranh được in trên giấy dó quét màu điệp, bố cục hài hoà thuận mắt.
Hình vẽ và màu sắc đơn giản, có tính cách điệu cao. Đường nét to, chắc khoẻ nhưng không bị khô cứng. Chữ trong tranh vừa minh hoạ cho chủ để vừa khiến cho bố cục tranh thêm chặt chẽ và sinh động.
Hình 1. Gà “Đại Cát”
- CHỢ QUÊ (Tranh Hàng Trống)
Bức tranh phản ánh’ chân thực cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thuở xưa. Chợ mang nhiều sắc thái văn hoá, vì ngoài việc mua bán đây còn là nơi gặp gỡ, hẹn hò của mọi người.
Các nhân vật trong tranh mỗi người một vẻ, một trạng thái tình cảm, từ hoạt động của người dân lao động lam lũ đến những người giàu có, từ kẻ mua đến người bán, đều được diễn tả rất sinh động, đơn giản mà đầy đủ, gần gũi.
Nét vẽ thanh mảnh tinh tế, cách diễn tả nhân vật có thần thái cùng với sắc màu tươi nguyên của phẩm nhuộm tạo nên sự sống động cho bức tranh.
Hình 2. Chợ quê
III - ĐÁM CƯỚI CHUỘT (Tranh Đông Hồ)
Đây là bức tranh đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của dòng tranh Đông Hồ, nhằm đả kích tệ tham nhũng, ức hiếp dàn chúng của tầng lớp thống trị phong kiến xưa. Đám cưới của họ nhà Chuột, muốn được yên lành, vui vẻ thì phải có lễ vật hậu hĩnh cho Mèo.
Cách sắp xếp bố cục theo hàng ngang, dàn đều. Hình thức diễn tả hợp lí, hóm hỉnh tạo cho bức tranh sự hài hước và sinh động.
Hình 4
Phật Bà Quan Âm
IV - PHẬT BÀ QUAN ÂM (Tranh Hàng Trống)
Tranh Phật Bà Quan Âm là tranh thờ.
Phật Bà ngự trên toà sen, toả hào quang rực rỡ với dáng điệu mềm mại, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Đứng chầu hai bên là Kim Đồng và Ngọc Nữ.
Tranh vẽ trên giấy, tô màu theo lối “cản tranh” truyền thống đã tạo được chiều sâu bởi các độ đậm nhạt. Bố cục tranh cân đối, trang nghiêm theo quy tắc nhà Phật. Nhờ cách diễn tả mây, toà sen và bối cảnh xung quanh khiến tranh không bị khô cứng mà nhịp nhàng, tình cảm.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hai dòng tranh Đông Hổ và Hàng Trống giống nhau và khác nhau ở những điểm nào ?
Em hãy nói về nội dung và hình thức của các bức tranh được giới thiệu trong bài này.