SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Tiết 32. Ôn tập

  • Tiết 32. Ôn tập trang 1
  • Tiết 32. Ôn tập trang 2
Tiết 32
ÔN TẬP
Ôn tập hai bài hát
Tia nắng, hạt mưa.
Hô-ỉa-hê, Hô-la-hô.
Ôn tập Nhạc lí
Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc : dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi.
Ôn tập Tập đọc nhạc TĐNsô'8, 9, 10.
* Ghi nhớ cách thể hiện
Hình tiết tấu của TĐN số 8 :
II: J J I JJ I. JJ I J 7; :
Hình tiết tấu của TĐN số 9 :
J M J J I J J i J J ỊI J J :||
Hình tiết tấu của TĐN số 10 :
4
đ) Cao độ :
: J J J I JJ I JJ I JJ I J. ■
Thang 7 âm (âm chủ Đô)
	~Õ~	25	G	
Thang 5 âm (âm chủ Đô)
BÀI ĐỌC THÊM
ÂM NHẠC CỌ TỨ BAO GIỜ ?
Hàng vạn năm trước đây, trên mặt đất vẫn còn là rừng núi và đất đai hoang vu chưa có người khai khẩn, khắp nơi đầy rẫy các loài thú 'dữ. Sáng sớm, khi mặt trời vừa nhô lên khỏi rừng rậm, một tiếng huýt dài không hiểu từ đâu vọng lại phá tan bầu không khí tĩnh mịch của núi rừng, o, thấy rồi ! Một người tóc dài, quanh lưng cuốn lá cây, tay cầm gậy, chạy vụt ra khỏi chỗ nấp. Tiếng sáo vừa rồi chính từ miệng anh ta huýt. Tiếp theo tiếng sáo là đồng bọn của anh ta từ bốn phía xông ra cùng lao xuống thung lũng bủa vây một con thú lớn. Lại một tiếng huýt nữa. Cả đoàn người bắt đầu tấn công, họ bắn tên, ném đá, vung gậy ... Sau trận săn đuổi, họ đã đánh chết con thú to lớn.
Từ một cái hang dưới chân núi, người già, trẻ con ùa ra đón đội săn trở về. Những người đi săn xúm lại cùng “dô hò” theo một điệu lặp đi lặp lại để hợp sức lôi dần con vật to lớn về cửa hang. Trời tối, trong ánh lửa bập bùng, mọi người lại hò reo lên những tiếng vui vẻ, gõ vào vũ khí của họ. Có người bắt chước động tác chiến đấu lúc ban ngày, có người bắt chước con thứ dữ, họ nhảy, họ hò reo, hát... Thật là một đêm liên hoan tưng bừng.
Em sẽ hỏi : Họ nhảy theo điệu gì, tiết tấu gì ? Hát theo giai điệu nào ? Điệu nhạc nào ? Thật khó trả lời, vì lúc đó đâu có phương tiện đê ghi nhạc.
Theo tài liệu của các nhà khảo cổ, người ta đoán rằng tổ tiên chúng ta khi xưa đã múa hát như vậy. Những âm thanh biểu thị sự hô hoán, tiếng reo vui vẻ lúc liên hoan, những nhịp điệu sinh ra trong lúc cùng lao động từ buổi sơ khai, đó là mầm mống của âm nhạc. Cùng với lịch sử phát triển của loài ngựời, âm nhạc ngày càng phong phú và trở thành một bộ môn nghệ thuật như ngày nay đấy các em ạ !
Theo cuốn Đời sống có thể thiếu Ầm nhạc được không của MÃ KHẢ (Trưng Quốc)