SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 2. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại

  • Bài 2. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại trang 1
  • Bài 2. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại trang 2
  • Bài 2. Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại trang 3
sơ Lược VỂ MĨ THUẬT VIỆT NAM
THỜI KÌ CỔ ĐẠI
- Sơ LƯỢC VỂ BỐI CẢNH LỊCH sử
Việt Nam được xác định là một trong những cái nôi của loài người, có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỉ.
Thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước đã phản ánh sự phát triển của đất nước về kinh tế, quân sự và văn hoá - xã hội.
- Sơ LƯỢC VỂ Mĩ THƯẬT VIỆT NAM THỜI KÌ cổ ĐẠI
Hình mặt người và hình các con thú trên vách đá hang Đồng Nội, Hoà Bình (H. 1) được coi là dấu ấn đầu tiên của nền mĩ thuật nguyên thuỷ Việt Nam.
Hình mật người tìm thấy ở Na-ca, Thái Nguyên (H.2) chứng tỏ từ xưa con người đã biết thể hiện tình cảm bằng cách khắc, vạch trên những viên đá cuội (các nét trán nhăn, cằm rộng, mũi dài, mắt nheo, miệng cười ...).
Cách đây hàng nghìn năm, sự xuất hiện của kim loại (đồng và sắt) đã cơ bản biến đổi xã hội Việt Nam từ hình thái nguyên thuỷ sang xã hội văn minh. Hiện vật còn lưu giữ được gồm các công' cụ sản xuất: rìu, dao găm, giáo, mũi lao bằng đồng được tạo dáng và trang trí đẹp. Đặc biệt, ở một số dao găm được khắc, vẽ nhiều hình chữ s và những băng hình kỉ hà nằm ngang rất tinh tế. Thạp Đào Thịnh - Yên Bái (H.3)
là một dụng cụ sinh hoạt, được trang trí nhiều hình ảnh phản ánh lễ hội của các cư dân nông nghiệp thời kì văn minh lúa nước Hùng Vương. Ngoài ra, thời kì này còn có nhiều đồ trang sức và tượng nghệ thuật. Bức tượng cổ nhất được tìm thấy, là tượng người đàn ông bằng đá ở Văn
Điển, Hà Nội.	,	Hình 1
Hình khắc mặt người (hang Đồng Nội, Hoà Bình)
Hình 2. Đá cuội có hình mặt người	Hình 3. Thạp Đào Thịnh (Đào Thịnh, Yên Bái)
(Na-ca, Thái Nguyên)
- Trống đồng Đông Sơn và nghệ thuật trang trí trên trống (H. 6) được coi là đẹp nhất trong các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đẹp về tạo dáng và được tôn thêm bởi nghệ thuật chạm khắc trang trí tinh xảo. Hình ảnh về cuộc sống của con người như trai gái giã gạo, múa hát, các chiến binh trên thuyền ... được diễn tả rất sống động. Nghệ thuật Đông Sơn luôn mở rộng giao lưu với nhiều nền nghệ thuật khác như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Dốc Chùa (lưu vực sông Đồng Nai) cùng một số nền văn hoá khác ở khu vực Đông Nam Á.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy nêu sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
Kê’ tên một số hiện vật mĩ thuật của thời kì trên.