SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 6 - Bài 8. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010 - 1225)

  • Bài 8. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010 - 1225) trang 1
  • Bài 8. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010 - 1225) trang 2
  • Bài 8. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010 - 1225) trang 3
  • Bài 8. Thưởng thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010 - 1225) trang 4
Sơ Lược VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ
(1010 -1225)
- VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH sử
Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành là Thăng Long, tiến hành xây dựng kinh đô mói với quy mô lớn hơn.
Đạo Phật đi vào cuộc sống đã khơi nguồn cho nghệ thuật phát triển, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ đặc sắc đã ra đời trong thời kì này.
Nhờ chính sách mở rộng giao lưu với các nước láng giềng, nền văn hoá dân tộc có điều kiện phát triển phong phú hơn.
- Sơ LƯỢC VỀ Mĩ THUẬT THỜI LÝ
Nghệ thuật kiến trúc
a) Kiến trúc cung đình
Kinh thành Thăng Long
là một quần thể kiến trúc gồm hai lớp bên trong và bên ngoài gọi là Hoàng thành và Kinh thành. Hoàng thành có nhiều cung điện tráng lệ là nơi ở, nơi làm việc của Vua và Hoàng tộc. Kinh thành là khu vực sinh sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, trong đó có Quốc Tử Giám.
Hình 1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
b) Kiến trúc Phật giáo
Thời Lý, đạo Phật rất thịnh hành, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo lớn đã được xây dựng như quần thể Chùa Phật Tích, Chùa Dạm, Chùa Một Cột ... Tháp là bộ phận gắn với kiến trúc chùa, tiêu biểu là : Tháp Phật Tích (Bắc Ninh), Tháp Chương Sơn (Nam Định).
Chùa có quy mô khá lớn thường được đặt ở những nơi có cảnh trí đẹp, tạo thành một tổng thể kiến trúc cân đối, hoà nhập với môi trường tự nhiên xung quanh như : Chùa Một Cột, Chùa Dạm, Chùa Phật Tích, ...
Nghệ thuật điêu khắc và trang trí
Tượng
Thời Lý có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá, đó là các pho tượng Phật Thế Tôn, Kim Cương, người chim, các con thú ... Pho tượng A-di-đà bằng đá xanh cùng với nhóm tượng thú ở Chùa Phật Tích đến nay vẫn còn, cho thấy tài năng điêu luyện của những nghệ nhân tạc tượng thời Lý.
Chạm khắc
Chạm khắc thời kì nhà Lý rất tinh xảo với các loại hình hoa, lá, mây, sóng nước ... độc đáo, hấp dẫn. Loại hoa văn hình móc câu được sử dụng phổ biến trong chạm khắc.
Đặc biệt, con rồng Việt Nam với đặc điểm riêng rất hiền lành, mềm mại được coi là hình tượng tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí của dân tộc ta.
Hình 4. Trụ rồng cuốn thế kỉ XI (Bách Thảo, Ba Đình, Hà Nội)
Hình 5. Hình con rồng và hoa dây (Chùa Phật Tích, Bắc Ninh)
Nghệ thuật gôm
Hình 6. Gốm thời Lý
Vào thời Lý, nước ta đã có những trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng như Thăng Long, Bát Tràng, Thố Hà, Thanh Hoá. Gốm men ngọc, men da lươn, men trắng ngà ... với nhiều hình dáng trang trí khác nhau và được trau chuốt bằng kĩ thuật chế tác cao. Đó là những di sản nghệ thuật đặc biệt quý giá.
- ĐẶC ĐIẾM CỦA Mĩ THUẬT THỜI LÝ
Các cống trình kiến trúc có quy mô lớn đều được đặt ở những nơi có địa hình thuận lợi, đẹp và thoáng đãng.
Điêu khắc, trang trí và đồ gốm đã phát huy được nghệ thuật truyền thống, kết hợp với tinh hoa nghệ thuật của các nước lân cận nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Hình 7. Dấu tích Chùa Dạm (Bắc Ninh)
Hình 8. Tượng con sấu (Thành Thăng Long cổ)
Mĩ thuật thời Lý là thời kì phát triển rực rỡ của nền mĩ thuật Việt Nam.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Mĩ thuật thời Lý phát triển do những nguyên nhân nào ?
Hãy kể tên một số công trình kiến trúc, điêu khắc, trang trí thời Lý.
Đặc điểm nổi bật của mĩ thuật thời Lý là gì ?