SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Bài 10. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

  • Bài 10. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 1
  • Bài 10. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 2
  • Bài 10. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 3
  • Bài 10. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 4
  • Bài 10. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 5
■
■
BÀI 1
TRANG TRÍ QUẠT GIAY
BÀI 9
ĐỂ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
sơ Lược VỂ MĨ THUẬT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 -1975
- VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH sử
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Đất nước ta tạm bị chia làm hai miền. Miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nãm 1964, đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Cùng với quân dân cả nước, các hoạ sĩ cũng tích cực tham gia vào mặt trận sản xuất và chiến đấu. Những tác phẩm của họ đã phản ánh sinh động khí thế xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
- THÀNH TỤU Cơ BẢN CỦA MĨ THUẬT CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, các hoạ sĩ có nhiều điều kiện, thời gian để sáng tác hơn. Các cuộc triển lãm mĩ thuật ở trong và ngoài nước đã khẳng định những thành tựu nghệ thuật của họ. Nền mĩ thuật Việt Nam phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, hình thành đội ngũ đông đảo các hoạ sĩ sáng tác.
Về thể loại và chất liệu, các hoạ sĩ đã nghiên cứu những chất liệu va cách diễn tả mới làm phong phú thêm cho nghệ thuật dân tộc.
Sơn mài là chất liệu truyền thống đã được các hoạ sĩ không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Những tác phẩm sơn mài thành công là : Tát nước đồng chiêm của Trần Văn cẩn, Bình minh trên nông trang của Nguyễn Đức Nùng, Tổ đổi công miền núi của Hoàng Tích Chù, Nông dân đấu tranh chống thuế của Nguyễn Tư Nghiêm, Tre của Trần Đình Thọ, Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An, Trái tim và nòng súng của Huỳnh Văn Gấm và các tranh sơn khắc nhưTÀỚ/ỉ Vĩnh Mốc của Huỳnh Văn Thuận,...
Trải qua quá trình phát triển, tranh lụa đã có những đổi mới về kĩ thuật cũng như về nội dung đề tài. Các bức tranh : Được mùa của Nguyễn Tiến Chung, Ghé thăm nhà của Trọng Kiệm, về nông thôn sản xuất của Ngô Minh Cầu, Bữa cơm mùa thắng lợi của Nguyễn Phan Chánh, Làng ven núi của Nguyễn Thụ,... là những tác phẩm được công chúng đánh giá cao.
Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tranh khắc gỗ xuất hiện với diện mạo phong phú hơn về đề tài và cách thể hiện. Các bức tranh Mùa xuân của
Nguyễn Thụ, Mẹ con của Đinh Trọng Khang, Chùa Tây Phương của Trần Nguyên Đán, Ông cháu của Huy Oánh, Ba thế hệ của Hoàng Trầm,... đã có vị trí xứng đáng trong nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam.
Tuy sơn dầu là chất liệu của phương Tây du nhập vào nước ta nhưng đã được các hoạ sĩ Việt Nam sử dụng rất thành thạo và có hiệu quả, vì thế tranh sơn dầu có sắc thái riêng biệt và mang đậm tính dân tộc. Các bức tranh : Một buổi cày của Lưu Công Nhân, Đồi cọ của Lương Xuân Nhị, Băng chuyền trên mỏ Đèo Nai của Nguyễn Tiến Chung, Công nhân cơ khí của Nguyễn Đỗ Cung, Tiếng đàn bầu của Sĩ Tốt, Phố Hàng Mắm và các tranh vẽ phố Hà Nội của Bùi Xuân Phái, Thanh niên Thành đồng của Nguyễn Sáng,... là những tác phẩm thành công về nghệ thuật và cách sử dụng chất liệu sơn dầu.
Màu bột là chất liệu phù hợp với điều kiện Việt Nam, dễ bảo quản và có khả năng diễn tả phong phú. Các ưanh : Đền Voi phục của Văn Giáo, Mùa xuân trên bản của Trần Lưu Hậu, Ao làng của Phan Thị Hà,... đã chứng minh điều đó.
Cùng với hội hoạ, điêu khắc hiện đại Việt Nam với nhiều chất liệu : gỗ, đá, thạch cao, xi măng, đồng,... đã có nhiều tác phẩm thành công, phản ánh được hiện thực xã hội. Các bức tượng : Nắm đất miền Nam của Phạm Xuân Thi, Liệt sĩ Võ Thị Sáu của Diệp Minh Châu, Chiến thắng Điện Biên Phủ của Nguyễn Hải, Vân dại của Lê Công Thành, Vót chông của Phạm Mười,... là nhũng tác phẩm được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật.
Nhớ một chiều Tây Bắc. Tranh sơn mài của Phan Kế An
Bình minh trên nông trang. Tranh sơn mài của Nguyễn Đức Nùng
Con đọc bầm nghe
Tranh lụa của Trần Văn cẩn
Một buổi cày. Tranh sơn dầu của Lưu Công Nhân
Trái tim và nòng súng. Tranh sơn mài của Huỳnh Văn Gấm
CÂU HỔI VÀ BÀI TẬP
Trình bày vài nét khái quát về bối cảnh xã hội và sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.
Hãy nêu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nền mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.