SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Bài 18. Vẽ theo mẫu - Vẽ chân dung

  • Bài 18. Vẽ theo mẫu - Vẽ chân dung trang 1
  • Bài 18. Vẽ theo mẫu - Vẽ chân dung trang 2
  • Bài 18. Vẽ theo mẫu - Vẽ chân dung trang 3
  • Bài 18. Vẽ theo mẫu - Vẽ chân dung trang 4
VẼ CHÂN DUNG
I - QUAN SÁT, NHẬN XÉT
Tranh chân dung là tranh vẽ về một người cụ thể. Có thể vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hoặc cả người.
Vẽ chân dung cần tập trung diễn tả đặc điểm riêng và các trạng thái tình cảm : vui, buồn, bình thản, tư lự,... của nhân vật.
Chân dung hoạ sĩ Nguyền Gia Trí
Tranh sơn dầu của Lê Đại Chúc
Em Thuý
Tranh sơn dầu của Trần Văn cẩn
- Xem và nhận xét một số tranh chân dung nổi tiếng như : La Giô-công-đơ hay còn gọi là Mô-na-li-da, tranh sơn dầu của Lê-ô-na đờ Vanh-xi (I-ta-li-a); Chân dung tựhoạ, tranh sơn dầu của Van Gốc (Hà Lan) ; Em Thuỷ, tranh sơn dầu của Trần Văn cẩn,...
II - CÁCH VẼ CHÂN DUNG
Vẽ phác hình khuôn mặt
Tìm tỉ lệ giữa chiều dài với chiều rộng của khuôn mặt để vẽ hình dáng chung.
Vẽ phác đường trục dọc qua sống mũi từ đỉnh đầu xuống cằm.
Vẽ các đường trục ngang của mắt, mũi, miệng,...
Hình 1. Gợi ý cách vẽ chân dung
Chứ ý : Khi vẽ ở hướng chính diện, đường trục dọc ở giữa khuôn mặt và là đường thẳng ; nếu vẽ từ hướng phải hay hướng trái, đường trục này sẽ lệch sang trái hay sang phải và là đường cong (theo hình khuôn mặt).
Tim tỉ lệ các bộ phận
Dựa vào đường trục để tìm tỉ lệ các bộ phận : tóc, trán, mắt, mũi, miệng, tai. Đường nét vẽ các bộ phận có thể là :
+ Đường nét thẳng, khi mặt nhìn thẳng (H.2a).
+ Đường nét cong lên (khi mặt ngẩng lên) (H.2b, d).
+ Đường nét cong xuống (khi mặt cúi xuống) (H.2c, e).
Khi mặt ngẩng lên hay cúi xuống thì tỉ lệ các bộ phận cũng thay đổi theo :
+ Nếu mặt ngẩng lên thì phần cằm dài, phần mũi và trán ngắn hơn.
+ Nếu khi mặt cúi xuống thì phần trán dài, phần mũi và cằm ngắn hơn.
Tim chiều rộng của mắt, mũi, miệng, cần đối chiếu theo chiều dọc, chiều ngang để có tỉ lệ đúng.
a)	•	b)
c)	d)	e)
Hình 2. Hình nét mặt ở một số góc nhìn khác nhau
Mặt nhìn chính diện, nhìn thẳng	c) Mặt nhìn nghiêng (sang phải)
Mặt nhìn nghiêng (sang trái)	d) Mặt nhìn chính diện, ngẩng lên
e) Mặt nhìn chinh diện, cúi xuống
Cô Liên
Tranh sơn mài của Huỳnh Văn Gấm
Vẽ chi tiết
Dựa vào tỉ lệ kích thước đã tìm, nhìn mẫu để vẽ chi tiết. Cố gắng diễn tả được đặc điểm và trạng thái tình cảm của mẫu : vui, buồn, bình thản, tư lự,...
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài tập ở lớp
Quan sát chân dung bạn cùng lớp rồi nhận xét tỉ lệ các bộ phận và vẽ phác chân dung theo nhận xét của mình.
Bài tập về nhà
Cô gái vùng mỏ
Tranh màu nước của Trần Văn cẩn
Quan sát, nhận xét khuôn mặt của những người thân trong gia đình : ông bà, bố mẹ, anh chị em,... và tìm ra đặc điểm riêng của