SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Bài 2. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)

  • Bài 2. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) trang 1
  • Bài 2. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) trang 2
  • Bài 2. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) trang 3
  • Bài 2. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) trang 4
  • Bài 2. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) trang 5
THƯỜNG 1
rHỨC MĨ THUẬT
sơ Lược VỀ Mĩ THUẬT THỜI LÊ (TỪ THÊ' KỈ XV ĐẾN ĐAU thê' kỉ XVIII)
- VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH sử
Sau khi đánh tan giặc Minh, nhà Lê đã xây dụng một chính quyền phong kiến trung ưong tập quyền ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ. Nhà nước tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp, đắp đê và xây dựng những công trình thuỷ lợi lớn.
Nhà Lê là triều đại phong kiến tồn tại lâu nhất và có nhiều biến động trong lịch sử xã hội Việt Nam (từng bị nhà Mạc chiếm quyền). Cuối triều Lê, các thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn cát cứ, tranh giành quyền lực và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.
- Sơ LUỢC VỀ Mĩ THUẬT THỜI LÊ
Nghệ thuật kiến trúc
a) Kiến trúc cung đình
Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi cho xây tiếp nhiều cung điện lớn ở Thăng Long như các điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ,...
Ngoài ra, nhà Lê còn cho xây dựng khu Lam Kinh tại quê hương Thọ Xuân, Thanh Hoá. Tuy các cung điện và lăng miếu ngày nay còn lại không nhiều, song những dấu tích (nền, cột, tường đổ, các bậc thềm,...) cho ta thấy các công trình này có quy mô to lớn.
h) Kiến trúc tôn giáo
Nhà Lê đề cao Nho giáo nên đã cho xây dựng những miếu thờ Khổng Tử, trường dạy Nho học ở nhiều nơi (trước đó chỉ có ở kinh đô). Nhà vua cho xây dựng lại Văn Miếu, mở mang Quốc Tử Giám, xây dựng đền thờ nhũng người có công với đất nước (như Phùng Hung, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai,...).
Thời kì đầu, kiến trúc Phật giáo không phát triển. Đến thời Lê trung hưng, Phật giáo mới hưng thịnh. Nhiều ngôi chùa ở Đàng Ngoài được tu sửa hoặc xây dụng theo kiến trúc Phật giáo như Chùa Keo (Thái Bình), chùa Thái Lạc (Hưng Yên),chùa Ngọc Khánh, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Chùa Mía, Chùa Thầy (Hà Tây Từ ngày 01-8-2008, theo Nghị quyết của Quốc hội, hợp nhất tỉnh Hà Tây vào Thành phố Hà Nội.
),... ở Đàng Trong có chùa Bảo Quốc, chùa Thiên Mụ (Huế) ; chùa Chúc Thánh, chí ì Kim Sơn, chùa Thanh Long Bảo Khánh (Hội An);... Ngoài ra, thời Lê còn có nhiêu ngôi đình làng nổi tiếng như Chu Quyến (Hà Tây), Đình Bảng (Bắc Ninh),...
Hình 1. Phong cảnh chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí
a) Điêu khắc
Nói tới điêu khắc thời Lê phải kể đến những pho tượng đá tạc người và các con vật ở khu lắng miếu Lam Kinh. Kinh đô Thăng Long có các bệ rồng ở điện Kính Thiên, thành bậc đàn Nam Giao (ấp Thái Hà, Hà Nội), thành bậc ở Văn Miếu (Hà Nội),...
Một số pho tượng đẹp còn lại đến ngày nay là tượng Phật hà Quan Ảm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh), tượng Quan Âm Thiên Phủ (chùa Kim Liên, Hà Nội) hay tượng Hoàng hậu, vua Lê Thần Tông (Chùa Mật, Thanh Hoá), Phật nhập Nát bàn (chùa Phổ Minh, Nam Định),...
Hình 2. Ngụa (đá) (Lăng vua Lê Thái Tổ, Thanh Hoá)
b) Chạm khắc trang trí
Nghệ thuật chạm khắc trang trí thời Lê rất tinh xảo. Các thành bậc bằng đá, bia đá đều được chạm khắc hình rồng, sóng nước, hoa lá,...
Cảnh sinh hoạt của nhân dân như các cảnh đấu vật, đánh cờ, trai gái vui đùa, chèo thuyền, uống rượu,... được chạm khắc trên gỗ ở các đình làng.
Các dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ,
Hàng Trống ra đời đã tạo ra những bức tranh dân gian đặc sắc, trở thành tài sản quý giá trong kho tàng nghệ thuật dân tộc.
Hình 4. Trai gái vui đùa (gỗ) (Đình Hương Lộc, Nam Định)
Hình 5
Chạm khắc trang trí trên bia (đá)
Nghệ thuật gốm
Đồ gốm thời Lê kế thừa tinh hoa của nghệ thuật gốm thời Lý ” Trần nhưng có nét độc đáo, mang đậm chất dân gian. Gốm thời Lê vừa có nét trau chuốt, khoẻ khoắn qua cách tạo dáng, vừa có các hoạ tiết được thể hiện theo phong cách hiện thực.
Hình 6. Liễn (Gốm men xanh đồng) (Thế kỉ XV - XVII)
Hình 7. Lư hương (Gốm men rạn) (Thế kỉ XVII)
Hình 8. Choé (Gốm men rạn) (Thế kỉ XVIII)
Đặc điểm của mĩ thuật thời Lê
Nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật gốm và tranh dân gian đã đạt tới mức điêu luyện, giàu tính dân tộc.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê.
Hãy kể tên một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí tiêu biểu thời Lê.
Gốm thời Lê có những đặc điểm gì khác với gốm thời Lý - Trần ?