SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Tiết 24. Ôn tập bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6 - Âm nhạc thường thức: Hát bè

  • Tiết 24. Ôn tập bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6 - Âm nhạc thường thức: Hát bè trang 1
  • Tiết 24. Ôn tập bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6 - Âm nhạc thường thức: Hát bè trang 2
  • Tiết 24. Ôn tập bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6 - Âm nhạc thường thức: Hát bè trang 3
Tiết 24
ôn tập bài hát : Nổi trống lên các bạn ơi!
Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 6
Âm nhạc thường thức : Hát bè
Âm nhạc thường thức
HÁT BÈ
Trong nghệ thuật biểu diễn ca hát, có đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca và hợp xướng.
Khi hát từ 2 người trở lên, người ta có thể hát bè. Thông thường, hát bè bao giờ cũng có bè chính và bè phụ hoạ. Các giọng hát của các bè cùng vang lên, có lúc tiết tấu giống nhau, có lúc khác nhau. Mỗi bè tuy có sự độc lập nhất định nhưng phải kết hợp hoà quyện chặt chẽ với nhau, bè phụ hỗ trợ cho bè chính để tạo nên những âm thanh đầy đặn, nhiêu màu vẻ ...
Trong nghệ thuật hát bè, có kiểu hát bè hoà âm và hát bè phức điệu. Người ta có thể hát từ 2 bè đến 4, 5 bè,... Dù hát bè kiểu nào thì sự hoà hợp âm thanh vẫn là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá cách trình diễn đầy tính nghệ thuật này.
Ví dụ về hát bè :
a) Hai bè hoà âm : hai bè cách nhau một quãng 3
Con chim non
(Trích)
Dân ca Pháp
b) Hai bè kiểu hát đuổi (đây là hình thức hát bè phức điệu đơn giản nhất) :
Hành khúc tới trường
Nhạc Pháp
Mặt trời lấp
ló đằng
chân trời
xa
Rộn ràng chân
bước đều
theo tiếng
ca.
(Trích)
Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa.
Người ta chia giọng hát thành các loại như sau :
Giọng nữ cao ;
Giọng nữ trung ;
Giọng nữ trầm ;
Giọng nam cao ;
Giọng nam trung ;
Giọng nam trầm.
Từ các loại giọng hát, người ta tạo ra các hình thức hát 2 bè, 3 bè, 4 bè. Trên cơ sở giọng hát và cách phân chia bè hát, có thể xây dựng dàn hợp xướng các kiểu :
Hợp xướng giọng nữ ;
Hợp xướng giọng nam ;
Hợp xướng giọng nam và nữ ;
Hợp xướng thiếu nhi.
BÀI ĐỌC THÊM
HỢP XƯỚNG
Hợp xướng là đỉnh cao của nghệ thuật hát bè.
Hợp xướng có loại có dàn nhạc đệm, có loại không có dàn nhạc đệm. Một đội hợp xướng thường đông người, từ một vài chục đến hàng trăm người.
Những tác phẩm âm nhạc soạn cho hợp xướng có những đặc điểm riêng, khác với ca khúc bình thường. Tuy nhiên cũng có những ca khúc được biên soạn lại để biểu diễn bằng một dàn hợp xướng.
Có những bản đại hợp xướng được sáng tác hết sức công phu, phải mất nhiều thời gian dàn dựng để biểu diễn với một quy mô lớn.
Một lần, dàn đại hợp xướng biểu diễn bài Bài ca Tổ quốc trên sân vận động nhân ngày lễ lớn ở Liên Xô (cũ). Dàn hợp xướng có tới mấy nghìn người, có 6 dàn nhạc giao hưởng lớn đệm theo, 1 chỉ huy chính và 6 chỉ huy phụ. Khi chiếc đũa chỉ huy của người nhạc trưởng giơ lên thì những giọng hát của mấy ngàn người vang động cả một không gian mênh mông như những đợt sóng ... Hôm đó, rất nhiều người nghe đã rơi nước mắt vì xúc động - đó là sự biểu thị sức mạnh khổng lồ của con người với trí tuệ và tài năng sáng tạo vô hạn. Tác phẩm do dàn đại hợp xướng trình bày đã mang lại cho người nghe lòng tự hào về đất nước, về ý chí của con người, về sự đoàn kết của một tập thể lớn, về quyết tâm vượt qua mọi khó khăn tiến tới tương lai tươi sáng.