SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Tiết 31. Ôn tập bài hát: Tuổi đời mênh mông - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 8 - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn

  • Tiết 31. Ôn tập bài hát: Tuổi đời mênh mông - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 8 - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn trang 1
  • Tiết 31. Ôn tập bài hát: Tuổi đời mênh mông - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 8 - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn trang 2
Tiết 31
ôn tập bài hát : Tuổi đời mênh mông
Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 8
Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn
Âm nhạc thường thức
Sơ LƯỢC VỀ MỘT VÀI THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN
Nhạc đàn (nhạc không lời) là một lĩnh vực quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc. Nhạc đàn được diễn tấu bằng một nhạc cụ, một số nhạc cụ hoặc cả một dàn nhạc.
Âm nhạc truyền thống của dân tộc ta cũng có những tác phẩm nhạc không lời còn lưu giữ đến ngày nay nhuLww thuỷ, Hành vân, Kìm tiền, cổ bản,...
Âm nhạc Việt Nam hiện đại trong vài chục năm gần đây có những tác phẩm âm nhạc không lời của nhạc sĩ Việt Nam sáng tác. Nhiều bài đã được trình diễn trên sân khấu và giới thiệu trên các phương tiện phát thanh, truyền hình,...
Cũng như nhạc hát, nhạc đàn bao gồm nhiều thể loại như :
- Ca khúc, vũ khúc được chuyển soạn cho nhạc cụ độc tấu hoặc hoà tấu. Ví dụ : Bài ca hi vọng (Vãn Ký) được chuyển soạn cho đàn ghi-ta, Du kích sông Thao được chuyển soạn cho dàn nhạc dây,...
Bài ca không lời là những tiểu phẩm viết cho nhạc cụ rất gần với giai điệu bài hát.
Những tác phẩm khí nhạc nhỏ viết cho một cây đàn độc tấu hoặc dàn nhạc biểu diễn.
Những tác phẩm khí nhạc lớn gồm nhiều chương, mỗi chương thể hiện một nội dung tình cảm nhất định như bản xô-nát (sonate), bản giao hưởng (symphonie), bản công-xéc-tô (concerto),...
Các phòng hoà nhạc lớn trên thế giới vẫn thường xuyên trình diễn các bản xô-nát, công-xéc-tô và giao hưởng của những nhạc sĩ cổ điển, cận đại và hiện đại. Các chương trình hoà nhạc đó thu hút đông đảo công chúng mến mộ, đến thưởng thức loại âm nhạc mang tính bác học này.