SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Bài 14. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

  • Bài 14. Thường thức mĩ thuật -  Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 1
  • Bài 14. Thường thức mĩ thuật -  Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 2
  • Bài 14. Thường thức mĩ thuật -  Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 3
  • Bài 14. Thường thức mĩ thuật -  Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 4
  • Bài 14. Thường thức mĩ thuật -  Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 trang 5
BAI	CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 -1975
Hoạ sĩ Trần Văn cẩn (1910 — 1994)
Hoạ sĩ Trần Văn cẩn vói bức tranh sou mài Tát nước đồng chiêm
Hoạ sĩ Trần Văn cẩn (1910 - 1994) sinh tại Kiến An, Hải Phòng. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khoá 1931 - 1936. Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham
gia vào các hoạt động của Hội Văn hoá cứu quốc. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hoạ sĩ đã lên chiến khu Việt Bắc vừa dạy học vừa vẽ được khá nhiều kí hoạ.
Hoà bình lập lại, ông sáng tác nhiều bức tranh nổi tiếng như : Con đọc hầm nghe (lụa), Nữ dân quân miên hiển (sơn dầu),
Mùa đông sắp đến (sơn mài),...
Hoạ sĩ Trần Văn cẩn là một nghệ sĩ sáng tác, đồng thời là một nhà sư phạm, nhà quản lí. Ông là Tổng thư kí Hội Mĩ thuật, là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam trong một thời gian dài và được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Hoạ sĩ Trần Vãn Cẩn sáng tác bức tranh sơn mài Tát nước đồng chiêm năm 1958. Tác phẩm đã bộc lộ tài năng mĩ thuật và khả năng khai thác chất liệu sơn mài của ông. Bố cục mang tính ước lệ, giàu tính trang trí đã diễn tả nhóm người tát nước
Tát nước đồng chiêm, 1958. Tranh sơn mài của Trần Văn cẩn
CÓ dáng điệu như đang múa vui trong ngày hội lao động sản xuất. Người và cảnh được thể hiện bằng màu sắc mạnh mẽ nổi bật trên nền đen sâu thẳm của chất liệu sơn ta, tạo thành nhịp điệu hài hoà. Bức tranh như một bài thơ ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người nông dân sau ngày hoà bình lập lại.
2. Hoạ sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh sơn mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
Hoạ sĩ Nguyễn Sáng (1923 - 1988) sinh tại Mĩ Tho, Tiền Giang. Ông tốt nghiệp Trường Trung cấp Mĩ thuật Gia Định và sau đó học tiếp Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khoá 1941 - 1945. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ông tham gia cướp chính quyền tại Phủ Khâm Sai (Hà Nội) và vẽ tranh tuyên truyền cổ động. Nguyễn Sáng là người vẽ mẫu tiền mới cho chính quyền cách mạng. Năm 1946, ông lên chiến khu Việt Bắc, tham gia nhiều chiến dịch như chiến dịch Biên giới, chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông đã sáng tác nhiều bức tranh nổi tiếng : Giặc đốt làng tôi (sơn dầu), Thanh niên Thành đồng (sơn dầu),...
Hoạ sĩ Nguyễn Sáng là người có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ hoạ sĩ Việt Nam. Ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Hoạ sĩ Nguyên Sáng (1923- 1988)
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ. Tranh sơn mài của Nguyễn Sáng
Bức tranh son mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ là tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Nguyễn Sáng và nền mĩ thuật Việt Nam. Tranh diễn tả lễ kết nạp Đảng ngay trong chiến hào ngoài mặt trận, lúc cuộc chiến đấu đang xảy ra ác liệt. Với hình khối đon giản, chắc khoẻ của hình dáng và nét mặt các chiến sĩ, với gam màu nâu vàng của chất liệu sen mài, bức tranh đã diễn tả chất hào hùng và lí tưởng cao đẹp của nhũng người đảng viên.
Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và các bức tranh về phô cổ Hà Nội
Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) sinh tại Quốc Oai, Hà Tây. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khoá 1941 - 1945. Trong Cách mạng tháng Tám, hoạ sĩ tham gia khởi nghĩa tại Hà Nội và sau đó cùng với các văn nghệ sĩ khác lên chiến khu Việt Bắc.
Năm 1950, ông cùng gia đình trỏ' về Hà Nội, viết báo và vẽ tranh minh hoạ. Hoà bình lập lại, ông giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1957. Sau đó, ông dành thời gian cho sáng tác.
Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái đã tạo cho mình
cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện tranh Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988)
rất riêng. Ông say mê về đề tài phố cổ
Hà Nội, phong cảnh, các diễn viên chèo và
chân dung bè bạn. Ông đã được Nhà nước
trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học - Nghệ thuật.
Phô cổ, 1963. Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái
Phô cô. Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái
Phố cổ Hà Nội là đề tài luôn được Bùi Xuân Phái say mê khám phá, sáng tạo. Những cảnh phố vắng với những đường nét xô lệch, mái tường rêu phong, những đầu hồi và mái ngói đen sạm màu thời gian luôn xuất hiện trong tranh của ông. Tranh của hoạ sĩ gợi cho mỗi người đi xa luôn khao khát, cảm nhận được nỗi thiếu vắng Hà Nội một cách sâu sắc. Đằng sau những hình ảnh Ngõ Phất Lộc, Cây đa cổ thụ ở Ngõ Gạch hay Phố Hàng Mắm, Ngôi đền Bạch Mã,... người xem tìm thấy vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội qua những thăng trầm của lịch sử. Vì thế, người yêu nghệ thuật đã đặt tên gọi cho những tác phẩm về phố cổ Hà Nội của ông là "Phố Phái".
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy kể tóm tắt tiểu sử và các tác phẩm tiêu biểu của ba hoạ sĩ : Trần Văn cẩn, Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái.
Ngoài các hoạ sĩ và các tác phẩm đã nêu trong bài, em còn biết thêm những hoạ sĩ và tác phẩm nào thuộc giai đoạn 1954 - 1975 ?