SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Bài 29. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng

  • Bài 29. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng trang 1
  • Bài 29. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng trang 2
  • Bài 29. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng trang 3
  • Bài 29. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng trang 4
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIÊU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HOẠ ẤN TƯỢNG
Hoạ sĩ Mô-nê
Mô-nê (1840 - 1926, Pháp) là hoạ sĩ tiêu biểu của trường phái hội hoạ Ân tượng. Ông say mê với những khảo sát, khám phá về ánh sáng và màu sắc. Mô-nê có thể vẽ nhiều lần một đối tượng và thích thú với sự phát hiện riêng khi vẽ lại.
Nhà thờ lớn Ru-văng. Tranh sơn dầu của Mô-nê
Bức tranh Á/? tượng mặt trời mọc Mô-nê vẽ năm 1872 tại cảng Lơ Ha-vơ (Hà Lan) được lấy tên để đặt cho trường phái hội hoạ mới - trường phái hội hoạ An tượng. Bức tranh diên tả cảnh một buổi sớm mai tại hải cảng với sự mờ ảo của hậu cảnh,
những nét vẽ ngắt đoạn, chấm phá để diễn tả sóng nước tạo nên sự sống động trong tác phẩm. Ngoài ra, Mô-nê còn có ríhiều tác phẩm khác cũng được vẽ theo cách này như các bức Nhà thờ lớn Ru-váng, Hoa súng, Đống cộ khô,...
Hoạ sĩ Ma-nê
Ma-nê (1832 - 1883, Pháp) là hoạ sĩ có hiểu biết rộng, là người dẫn dắt các hoạ sĩ trẻ không vẽ theo các đề tài hàn lâm khô cứng ở các phòng vẽ, mà hướng họ tới chủ đề sinh hoạt hiện đại ở chốn phồn hoa đô hội và sáng tác bằng trực cảm nhạy bén. Bức tranh Buổi hoà nhạc ỞTu-le-rỉ-e diễn tả quang cảnh ngày hội - thú vui của giới tiểu tư sản nhàn hạ ở Pa-ri. Tác phẩm này với kĩ thuật tạo hình mới của Ma-nê, được các hoạ sĩ trường phái Ân tượng coi là tác phẩm mở đường cho nền hội hoạ mới chống lại cách vẽ cổ điển.
Uy tín của Ma-nê đối với lớp hoạ sĩ trẻ rất lớn. Ma-nê được coi là “ngọn đèn biển” của hội hoạ mới.
Buổi hoà nhạc ở Tu-le-ri-e. Tranh sơn dầu của Ma-nê
Hoạ sĩ Van Gốc
Van Gốc (1853 - 1890, Hà Lan) chịu ảnh hưởng của trường phái hội hoạ An tượng trong cách sứ dụng màu sắc và kĩ thuật thể hiện. Ông là người luôn bị dằn vặt, đau khổ về cuộc sống và nghề nghiệp. Ông dam mê cuộc sống đời thường, luôn dành tình yêu mãnh liệt cho con người lao động nhân hậu với những kiếp sống đoạ đày, cùng cực. Hội hoạ của ông là sự đối chọi của những màu nguyên chất, những nét vẽ dữ dằn.
Chân dung tự hoạ
Tranh sơn dầu của Van Gốc
Hoa diên vĩ. Tranh sơn dầu của Van Gốc
MJ
Hoạ sĩ Van Gốc được coi là người tiêu biểu cho trường phái hội hoạ Hậu An tượng. Ong nôi tiếng với các bức tranh như : Cánh đồng Ô-vơ, Hoa hướng dương, Đôi giày cũ, Lúa vàng, Quán cà phê đêm, Cây đào ra hoa,... và nhiều bức chân dung tự hoạ.
Hoạ sĩ Xơ-ra
Xơ-ra (1859 - 1891, Pháp) là một trong những hoạ sĩ nổi tiếng của trường phái hội hoạ Tân Ân tượng. Ông đã phát triển sâu hơn cách phân giải màu sắc trong tranh, mỗi mảng màu trong tranh được thể hiện bằng vô vàn các đốm màu nguyên chất cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn. Vì thế, người ta gọi ông là cha đẻ của “Hội hoạ điểm sắc”. Bức tranh Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng Giát-tơ với nội dung diễn tả cảnh sinh hoạt đông vui, nhộn nhịp là một ví dụ điển hình. Toàn bộ bức tranh chỉ là những chấm màu nhỏ đặt cạnh nhau, không có đường nét mà vẫn gợi được không gian thực của một ngày nghỉ trong công viên.
Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng Giát-tơ. Tranh sơn dầu của Xơ-ra
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy nói vài nét về trường phái hội hoạ An tượng.
161
Hãy kể về các hoạ sĩ Ma-nê, Mô-nê, Van Gốc, Xơ-ra và các tác phẩm của họ.
11. ÂMNHẠC&MĨTHUẬT8-A