SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Tiết 32. Ôn tập và kiểm tra

  • Tiết 32. Ôn tập và kiểm tra trang 1
  • Tiết 32. Ôn tập và kiểm tra trang 2
  • Tiết 32. Ôn tập và kiểm tra trang 3
Tiết 32
ÔN TẬP
Ôn tập hai bài hát
Ngôi nhà của chúng ta
Tuổi đời mênh mông
Ôn tập Tập đọc nhạc
TĐN số 7, số 8 * Ghi nhớ cách thể hiện
Âm hình tiết tấu có trong TĐN số 7 :
Âm hình tiết tấu có trong TĐN số 8 :
BÀI ĐỌC THÊM
Sơ LƯỢC VỂ NHẠC GIAO HƯỞNG
Gốc của từ giao hưởng (symphonie) có nghĩa là sự hoà hợp của các âm thanh. Ngày nay, khi nghe tới danh từ giao hưởng là người ta nghĩ ngay tới bản nhạc lớn trình diễn trên sân khấu với sự tham gia của nhiều loại nhạc cụ và có khi có cả giọng hát nữa. Chính vì thế mà giao hưởng có ưu thế hơn hẳn so với tất cả những loại nhạc khác vì âm lượng dồi dào, âm sắc phong phú^ quy mô cấu tạo bản nhạc đồ sộ và khả năng phát triển kịch tính rất cao. Sự ra đời của nhạc giao hưởng làm cho nghệ thuật âm nhạc có khả năng đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng và phức tạp trong đời sống xã hội và tâm hồn con người, mà hầu như trước đó nghệ thuật này coi như không có khả năng biểu hiện.
Không phải ngẫu nhiên mà nhạc giao hưởng có được sức sống như hiện tại, nó cũng phải trải qua một quá trình chọn lọc khoảng trên hai thế kỉ nay. Hồi đầu thế kỉ XVIII, giao hưởng chỉ là một bản nhạc mở đầu cho vở nhạc kịch ở Ý (I-ta-li-a), gồm có 3 chương. Cuối thế kỉ XVIII, giao hưởng mới dần tách khỏi nhạc kịch trở thành một tác phẩm độc lập và phổ biến khắp châu Âu, tạo nên nhiều trường phái khác nhau. Điển hình là trường phái Viên, Pa-ri và Man-gây (một thành phố Tây Nam nước Đức). Người biết tổng hợp các nét ưu tú của các trường phái trên và sáng lập ra trường phái giao hưởng có ý nghĩa trên toàn thế giới (trường phái cổ điển Viên) là nhạc sĩ Hay-đơn (1732 - 1809) người Áo. Ông được mệnh danh là “cha đẻ của giao hưởng”.
Kế tục Hay-đơn là Mô-da (1756 - 1791), cũng là người Áo. Nhưng người có công lớn nhất trong việc làm cho trường phái Viên trở thành bất hủ là nhạc sĩ vĩ đại người Đức :
Bét-tô-ven (1770 - 1827). Kể từ đó, cơ cấu thông thường của giao hưởng gồm 4 chương : chương đầu nhanh, âm nhạc căng thẳng, kịch tính thể hiện rõ rệt. Chương hai chậm, nét nhạc trữ tình, bay bổng hoặc trầm lặng sâu sắc. Chương ba thường là điệu nhảy mơ-nuy-ét (điệu nhảy nhịp 4, gốc Pháp) hoặc xkéc-dô (scherzo) với nét nhạc hóm hỉnh đôi khi có pha chút hài hước, châm biếm. Chương bốn là chương tổng kết các chương đầu, âm nhạc thường được thể hiện ở nhịp độ nhanh.
Trong nhiều thế kỉ qua, các thế hệ nhạc sĩ trên thế giới đã sáng tạo nên rất nhiều bản giao hưởng có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Trong đó có Giao hưởng số 3, Giao hưởng số 5, Giao hưởng sô' 9 của Bét-tô-ven, Giao hưởng sô' 8 của Su-be, Giao hưởng sô'6 của Trai-cốp-xki, giao hưởng Hoang tưởng của Béc-li-ô, Giao hưởng sô'7 của Sốt-xta-cô-vích,...
Từ những năm 1959 - 1960, ở nước ta đã có dàn nhạc giao hưởng đầu tiên, các nhạc sĩ Việt Nam cũng đã sáng tác những bản giao hưởng. Bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam là bản Quê hương của nhạc sĩ Hoàng Việt. Âm nhạc giao hưởng và thính phòng Việt Nam so với thê' giới còn rất non trẻ.
Theo NGUYỄN XINH