SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Bài 22, 23. Vẽ trang trí - Vẽ tranh cổ động (2 tiết)

  • Bài 22, 23. Vẽ trang trí - Vẽ tranh cổ động (2 tiết) trang 1
  • Bài 22, 23. Vẽ trang trí - Vẽ tranh cổ động (2 tiết) trang 2
  • Bài 22, 23. Vẽ trang trí - Vẽ tranh cổ động (2 tiết) trang 3
  • Bài 22, 23. Vẽ trang trí - Vẽ tranh cổ động (2 tiết) trang 4
VẼ TRANH CỔ ĐỘNG
(2 tiết)
I - QUAN SÁT, NHẬN XÉT
Tranh cổ động là gì ?
- Tranh cổ động (còn gọi là tranh áp phích, tranh quảng cáo,...) là loại tranh dùng để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ; tuyên truyền cho các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm hàng hoá,...
Tranh cổ động phục vụ sản xuất của Đỗ Mạnh Cương
Tranh cổ động thường được đặt ở nơi công cộng để thu hút sự chú ý của nhiều người.
Tranh cổ động thường có hình ảnh minh hoạ gây ấn tượng mạnh và có chữ kèm theo.
Tranh cổ động có nhiều khuôn khổ, kích cỡ khác nhau và vẽ bằng các chất liệu như : sơn, màu bột,...
Tranh cổ động của Trần Văn Quân
Tranh cổ động của Chiêu Anh Luân
Vì sao ? Và vì ai ?
Tranh cổ động của Lương Xuân Nhị
VI MÀI TRUONG KHÔNG CÓ MA TỦY
Đặc điểm của tranh cổ động
Hình ảnh trong tranh cổ động cần cô đọng, dễ hiểu (hình vẽ hoặc ảnh).
Chữ trong tranh cổ động phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc.
Màu sắc có tính tượng trưng, gây ấn tượng mạnh mẽ.
Tranh cổ động phục vụ chính trị
&
KrWlwIB
F w	IL
Tranh cổ động giới thiệu trên hàng hoá
Tranh cổ động về lễ hội
THĂNG LONG . HA NQI
II - CÁCH VẼ TRANH cổ ĐỘNG
Tìm hiểu nội dung.
Tìm mảng chữ và các hình ảnh minh hoạ.
Tìm màu và thể hiện.
Hình 1. Gợi ý cách tìm nội dung và bô' cục tranh cổ động
Hình 2. Gợi ý cách vẽ tranh cổ động
c) Thể hiện hoàn chỉnh
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vẽ một tranh cổ động trên khổ giấy A3 hoặc A4 (tự chọn nội dung đề tài).