SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Bài 20. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kì XIX đến đầu thế kỉ XX

  • Bài 20. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kì XIX đến đầu thế kỉ XX trang 1
  • Bài 20. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kì XIX đến đầu thế kỉ XX trang 2
  • Bài 20. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kì XIX đến đầu thế kỉ XX trang 3
  • Bài 20. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kì XIX đến đầu thế kỉ XX trang 4
sơ Lược VỀ MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI
PHƯƠNG TÂY TỪ CUỐI THÊ KIXIX ĐEN
■■■■■■■■
ĐẨU THẾ KỈ XX
- VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH XÃ HỘI
Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra một số các sự kiện lớn như Công xã Pa-ri (1871), Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Những sự kiện này đã làm thay đổi tình hình xã hội châu Âu và thế giới. Đây là giai đoạn khởi đầu của các trào lưu mĩ thuật hiện đại.
- Sơ LƯỢC VỀ MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI MĨ THUẬT
Trường phái hội hoạ Ân tượng
Bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc của hoạ sĩ Mô-nê (1840 - 1926) trưng bày tại cuộc triển lãm năm 1874 tại Pa-ri (Pháp) được lấy làm tên gọi cho một trường phái sáng tác mới - Trường phái An tượng. Tham gia trường phái này là các hoạ sĩ như : Pi-xa-rô (1830 - 1903), Đờ-ga (1834 - 1917), Rơ-noa (1841-1919),
Ân tuọng mặt trời mọc, 1872. Tranh sơn dầu của Mô-nê
Ma-nê (1832 - 1883),... Họ không chấp nhận lối vẽ kinh điển “khuôn vàng thước ngọc” của lớp người đi trước, mà muốn đưa cảnh vật và thiên nhiên thực vào tranh vẽ của mình. Vì thế, các hoạ sĩ Ân tượng rất chú trọng tới không gian,
Hai cô gái bên bờ biển. Tranh sơn dầu của Gô-ganh
Quán Mu-lanh đờ la Ga-lét-te. Tranh sơn dầu của Rơ-noa
ánh sáng và màu sắc. Các tác phẩm tiêu biểu của trường phái Ân tượng là Ấn tượng mặt trời mọc của Mô-nê, Ngôi sao của Đờ-ga, Bán khoả thân của Rơ-noa,...
Một số hoạ sĩ khác tiếp tục tìm tòi sâu hơn và đã có những dấu ấn cá nhân đặc biệt như Xơ-ra (1859 - 1891), Pôn Si-nhắc (1863 - 1935), Gô-ganh (1848 - 1903), Van Gốc (1853 - 1890). Sau này, họ được coi là những hoạ sĩ của hội hoạ Tân Ân tượng và Hậu An tượng.
Trường phái hội hoạ Dã thú
Năm 1905, tại triển lãm “Mùa thu” ở Pa-ri có một phòng tranh giới thiệu những tác phẩm mới đặc biệt dữ dội về màu sắc. Người ta gọi trường phái hội hoạ này là Dã thú.
Nhóm hoạ sĩ của trường phái Dã thú gồm có Ma-tít-xơ (1869 - 1954), Vơ-la-manh (1876 - 1958), Van-đôn-ghen (1877 - 1968),... Đó là những hoạ sĩ trẻ có sự cách tân về màu sắc một cách triệt để. Tranh của họ không diễn tả khối, không vờn sáng tối mà chỉ còn những mảng màu nguyên sắc gay gắt, những đường viền mạnh bạo, dứt khoát.
Nhũng chiếc đĩa và trái cây trên tấm thảm đen đỏ. Tranh sơn dầu của Ma-tít-xơ
Trường phái hội hoạ Lập thê
Những người có công sáng lập ra trường phái hội hoạ Lập thể là Brắc-cơ (1882- 1963) và Pi-cát-xô (1880 - 1973). Họ là những người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoạ sĩ Hậu Ân tượng. Tư tưởng của các hoạ sĩ trường phái Lập thể là đi tìm cách diễn tả mới, không lệ thuộc vào đối tượng miêu tả. Họ tập trung phân tích, giản lược hoá hình thể bằng những hình kỉ hà, những khối hình lập phương, khối hình ống,...
Bức tranh Những cô gái A-vi-nhông (sáng tác năm 1906 - 1907) của Pi-cát-xô và Nuy của Brắc-cơ là mốc ra đời của trường phái hội hoạ Lập thể.
Nhũng cô gái
A-vi-nhông
Tranh sơn dầu của Pi-cát-xô
- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁC TRƯỜNG PHÁI HỘI HOẠ TRÊN
Các hoạ sĩ trẻ không chấp nhận lối vẽ kinh điển. Họ đòi hỏi tranh vẽ phải chân thực, khoa học hơn trên cơ sở cửa sự quan sát và phân tích thiên nhiên.
Xuất hiện nhiều hoạ sĩ và các tác phẩm nổi tiếng, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền mĩ thuật hiện đại.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy kể tên một số hoạ sĩ tiêu biểu của các trường phái hội hoạ Ân tượng, Dã thú và Lập thể.
Nêu một số đặc điểm riêng của các trường phái hội hoạ Ân tượng, Dã thú và Lập thể.