SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Tiết 19. Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân

  • Tiết 19. Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân trang 1
  • Tiết 19. Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân trang 2
  • Tiết 19. Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân trang 3
Bài	——-
Học hát:
Bài Khát vọng mùa xuân
Nhạc lí:
Nhịp
Tập đọc nhạc :
TĐN số 5
Âm nhạc thường thức :
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu
Tiết 19
Học hát : Bài Khát vọng mùa xuân
Khát vọng mùa xuân
Nhac : MÔ-DA
DÙ rằng mùa đông đã sang rồi ngàn
f—ỈV
—í—r-
,1«
- J>
cho thêm xanh lá cây rừng. Trở	về dừng bên suối
muôn bông hoa tuyết đang rơi.	Cuộc đời yên vui vẫn
r	L	>L	í	b
R-	-
1
T
J
rr	*
	JU
	»
J—•
Ư—*
J—
——J
trong	lành	nhìn	hoa đang hé	tung	bùng.	Khao
đang	trôi	tuổi	thơ vui sống	êm	đềm. Ta
% 1 )
•
9"ì s	h
xinh.	Này thời gian* ơi những tháng năm đợi chờ, đến
xinh.	Bầu trời	tự do thắm thiết mãi trong lòng bước
đây	ta	đang mong	chờ.
đi	thiết	tha	bao	tình.
Nhạc sĩ Vôn-gang A-ma-đơ Mô-da (.1756 - 1791) là người Áo. Ông là một danh nhân âm nhạc thế giới. Nhạc sĩ Mô-da thiên tài đã để lại cho nền văn hoá nhân loại rất nhiều tác phẩm thuộc các thể loại âm nhạc khác nhau, từ những ca khúc đến các bản giao hưởng và các vở nhạc kịch (ô-pê-ra).
Từ nhiều năm nay, bài hát Khát vọng mùa xuân của Mô-da đã được phổ biến ở nước ta. Bài hát có giai điệu đẹp, trong sáng, viết theo nhịp I tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển. Cùng với lời ca diễn tả những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên, âm nhạc gợi cảm xúc lạc quan, yêu đời với những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy phát biểu cảm xúc của em về bài hát Khát vọng mùa xuân.
Bài hát Khát vọng mùa xuân được chia thành 2 đoạn nhạc, mỗi đoạn nhạc bắt đầu và kết thúc ở chỗ nào ?
BÀI ĐỌC THÊM
“VUA”BÀI HÁT
Người ta thường nói tới những bài hát của Su-be Nhạc sĩ Su-be (1797 — 1828) là người Áo. Ông là một trong những danh nhân âm nhạc thế giới.
 được soạn ra như dòng nước chảy ào ạt, bởi vì Su-be không phải mất nhiều công suy nghĩ mà cứ đặt bút viết một mạch theo cảm xúc trào dâng của mình. Thường những bản nhạc “chảy ra” như dòng nước đó không cần phải sửa chữa, gọt giũa mà cứ thế trở thành bài hát hay.
Khi Su-be 18 tuổi, gia đình sa sút, ông phải dạy học tại một trường tiểu học ở nông thôn để lấy tiền sinh sống. Một ngày chủ nhật nọ, Su-be cùng một người bạn đang đọc thơ của Gớt (một nhà thơ lớn người Đức), bỗng ông nói với bạn :
- Xin lỗi nhé ! Anh vui lòng ra ngoài dạo chơi độ mươi phút để tôi ghi chép một vài giai điệu.
Vừa dạo bước trong vườn, vừa châm thuốc lá hút, điếu thuốc của ông bạn chưa tàn thì đã thấy Su-be ngó qua cửa sổ gọi vào.
Người bạn vào phòng, thấy trên bàn tờ giấy kẻ nhạc của Su-be đã đầy những nốt nhạc, nét mực chưa khô.
Vì không có đàn nên đôi bạn đành rủ nhau tới một trường tiểu học cạnh đó, sử dụng nhờ pi-a-nô. Su-be đàn, các giáo .viên của nhà trường hát. Bài hát đã làm cho cả người hát và người nghe vô cùng cảm động. Nghe xong, các giáo viên trong trường ôm lấy người nhạc sĩ trẻ bày tỏ sự chúc mừng và hoan hô nồng nhiệt.
Đó là trường hợp ra đời bài hát Chúa rừng, một tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Su-be soạn theo thơ của Gớt. về sau chính Gớt cũng hát bài này và cảm động nói : “Tồi có thể dùng lời để diễn tả ý thơ nhưng Su-be thì có khả năng chỉ dùng những nốt nhạc”.