SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Tiết 28. Ôn tập bài hát: Ngôi nhà của chúng ta - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Sô - panh và bản Nhạc buồn

  • Tiết 28. Ôn tập bài hát: Ngôi nhà của chúng ta - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Sô - panh và bản Nhạc buồn trang 1
  • Tiết 28. Ôn tập bài hát: Ngôi nhà của chúng ta - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Sô - panh và bản Nhạc buồn trang 2
  • Tiết 28. Ôn tập bài hát: Ngôi nhà của chúng ta - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Sô - panh và bản Nhạc buồn trang 3
Tiết 28
ôn tập bài hát: Ngôi nhà của chúng ta
Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 7
Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Sô-panh và bản Nhạc buồn
Âm nhạc thường thức
NHẠC Sĩ SÔ-PANH VÀ BẢN NHẠC BUồN
Nhạc sĩ Sô-panh
Nhạc sĩ Sô-panh (Phơ-rê-đê-rích Sô-panh) sinh ngày 22-2-1810 ở một vùng gần Vác-sa-va (thủ đô Ba Lan), mất ngày 17-10-1849 tại Pa-ri (thủ đô nước Pháp).
Từ nhỏ, Sô-panh đã được tiếp xúc với âm nhạc và phát triển năng khiếu âm nhạc rất sớm.
Những tác phẩm của Sô-panh để lại đại đa số là những bản nhạc viết cho đàn pi-a-nô, chỉ có một số ít ca khúc. Những tác phẩm đó đều mang màu sắc độc đáo của dân ca, dân vũ Ba Lan. Những bản nhạc của Sô-panh có giá trị lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đã đưa Sô-panh trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới.
Ngoài sáng tác, Sô-panh là một nghệ sĩ biểu diễn pi-a-nô xuất sắc, tiếng đàn của Sô-panh làm rung động trái tim hàng triệu người. Từ bé đến khi qua đời, Sô-panh không từ chối một cuộc biểu diễn nào để lấy tiền giúp đỡ những người nghèo khổ hoặc nạn nhân chiến tranh.
Bắt đầu từ năm 1927, cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Sô-panh được tổ chức ở Ba Lan 5 năm một lần. Năm 1980, nghệ sĩ pi-a-nô Việt Nam Đặng Thái Sơn đã đoạt giải nhất trong cuộc thi âm nhạc Sô-panh lần thứ 10 ở Vác-sa-va.
2. Khúc luyện tập sô' 3 (Nhạc buồn)
Sô-panh viết rất ít ca khúc, một số tiểu phẩm viết cho đàn pi-a-nô của ông đã được người đời sau ghi tiêu đề và đặt lời vào để hát, trong đó có phần đầu của bản Ề-tuỷt số3 (Khúc luyện tập số 3). Tác phẩm có giai điệu chậm rãi, gợi nỗi buồn man mác, khi âm nhạc dâng lên trong tình cảm xao động mãnh liệt, khi dần dần lắng xuống như gợi nhớ, luyến tiếc với một nỗi buồn day dứt không nguôi... Có người cho rằng, đây là cảm xúc của nhạc sĩ khi ông sống ở nước ngoài nhớ về Tổ quốc, nhớ về quê hương yêu dấu.
Nhạc buồn
Khúc luyện tập số3 (trích)
Lento (rất chậm)
ễ ị ĩ JJ/ w
Ề
Nghe đàn bâng khuâng réo rắt buồn ngân gieo bao sầu nhớ vấn
fw > I? F	0
JI Jij I w
vương những chiều hoàng hôn giá buốt tâm hồn. Nghe tiếng đàn xa
vương những chiều hoàng hôn giá buốt tâm hồn. Nghe thánh thót mưa
rơi trên hàng cây, nghe tiêng gió lao xao trên trời mây bay khiên lòng ta
J EH h rư rp^
LỊ,	—X _
ft-,. «	1*	»	>	<
bao nỗi niềm thương nhớ say trong mộng mơ. Những phút giây, ngẩn ngơ
ị 	Jl J,
k	
ầ	
K	
r
ft)
—
	*
—
	J
đ
5	
	0
V l> .
L
Tiêng đàn gợi nhớ
vang bao ngày
tháng
trong một chiều mơ.
lúc bước chân thẩn	thơ. Tiếng đàr
BÀI ĐỌC THÊM
TRÁI TIM SÔ-PANH
Vào một ngày thu năm 1949, có một chiếc xe ngựa dừng bánh ở biên giới Ba Lan. Trong xe có một phụ nữ đứng tuổi cùng một cô gái. Cả hai người dường như không quan tâm gì đến việc các sĩ quan biên phòng đang làm thủ tục nhập cảnh.
Cho đến khi biên giới đã lùi lại phía sau và chiếc xe đang lăn bánh trên mảnh đất của Tổ quốc Ba Lan thân yêu thì người phụ nữ mới tháo bỏ tấm khăn bọc chiếc hộp nhỏ bằng gỗ sồi.
Những viên chức hải quan được lệnh không cho bất cứ ai mang qua biên giời những gì quý giá. Nhưng họ lại không hề biết rằng trên chiếc xe ngựa này đã mang về Ba Lan một trong những vật báu thiêng liêng nhất. Đó là trái tim của Phơ-rê-đê-rích Sô-panh được đặt trong chiếc hộp gỗ sồi kia ... Sô-panh chính là con người vĩ đại của dân tộc Ba Lan, một nhạc sĩ sáng tác thiên tài và là một nghệ sĩ dương cầm lỗi lạc.
Tại Vác-sa-va, trên một cây cột của nhà thờ thánh Ki-tô, nổi bật lên trước mắt mọi người là một phiến đá hoa cương vuông vắn với dòng chữ : “Kính tặng Phơ-rê-đê-rích Sô-panh, người con của dân tộc ...”. Ở đó còn ghi rõ ngày sinh và ngày mất của nhạc sĩ. Sau phiến đá hoa cương ấy là trái tim của nhạc sĩ Sô-panh đang yên nghỉ.
Khi đất nước Ba Lan bị phát xít Hít-le xâm chiếm, những người yêu nước đã tìm cách cất giấu trái tim của Sô-panh để không bị lọt vào bàn tay nhơ nhuốc của chúng. Ngày đất nước Ba Lan được giải phóng, trái tim Sô-panh - một báu vật thiêng liêng của nhân dân Ba Lan, lại được mang trở về với Tổ quốc yêu thương.
Hiện nay ở Vác-sa-vạ còn có Nhà bảo tàng Sô-panh. Nơi đây đã thu hút rất nhiều khách du lịch các nước và những người yêu âm nhạc Sô-panh đến tham quan.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Phát biểu cảm nhận của em sau khi được nghe bản Nhạc buồn của Sô-panh.
Hãy kể đôi điều em biết về nhạc sĩ nổi tiếng Sô-panh.