SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Bài 5. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê

  • Bài 5. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê trang 1
  • Bài 5. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê trang 2
  • Bài 5. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê trang 3
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIÊU
CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ
I - KIẾN TRÚC
Chùa Keo ở huyện Vũ Thư, Thái Bình, là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, sau đó được tu sửa lớn vào đầu thế kỉ
XVII, song cơ bản vẫn giữ được kiểu dáng ban đầu.
Toàn bộ khu chùa gồm 154 gian (hiện còn 128 gian), có tường bao quanh bốn phía. Bên trong là các công trình kiến trúc nối tiếp nhau trên đường trục :
Tam quan nội - khu Tam bảo thờ Phật, khu Điện thờ Thánh, cuối cùng là gác chuông. Những công trình này có các độ gấp mái liên tiếp với độ cao tăng dần và cao nhất là gác chuông, cao khoảng 12m.
Hình 1. Gác chuông (Chùa Keo, Thái Bình)
Gác chuông chùa Keo là một công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu, có cách lắp ráp, kết cấu vừa chính xác vừa đẹp về hình dáng, xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.
II - ĐIÊU KHẮC VÀ CHẠM KHẮC TRANG TRÍ
Điêu khắc
Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh) bẳng gỗ, được tạc vào năm 1656 là pho tượng đẹp nhất trong số các tượng Quan Âm cổ ở Việt Nam.
Đây là tượng Đức Phật với 42 tay lớn và 952 tay nhỏ, toạ lạc trên toà sen cao 2m (cả bệ cao 3,7m).
Tượng đã được các nghệ nhân xưa thể hiện bằng nghệ thuật điêu luyện, kĩ thuật tinh xảo, diễn tả được vẻ đẹp tự nhiên, hài hoà, thuận mắt. Tượng thể hiện tư thế thiền định, các cánh tay đưa lên trông như đoá sen đang
nở. Vòng ngoài là những tay nhỏ (trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt) tạo thành vòng hào quang toả sáng xung quanh pho tượng. Toàn bộ tượng là một thể thống nhất trong cách diễn tả đường nét và hình khối khiến cho tác phẩm tránh được sự đơn điệu của phần lớn các pho tượng Phật.
Hình 2
Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Chùa Bút Tháp. Bắc Ninh)
Chạm khắc trang trí
Hình tượng con rồng trên bia đá
Thời Lê có nhiều bia đá được chạm khắc nổi, trang trí hình rồng bên cạnh các hoạ tiết sóng, nước, hoa, lá,...
Trên bia lăng vua Lê Thái Tổ, ở cả hai mặt trên trán bia được chạm khắc hàng chục hình rồng lớn nhỏ. Sự tái hiện hình rồng thời Lý - Trần đã đạt đến mức hoàn chỉnh.
Nhìn chung, hình rồng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam cho đến nửa đầu thời Lê vẫn là hình rồng có đặc điểm rất riêng. Còn ở nửa sau thời Lê, hình rồng có dáng vẻ mạnh mẽ gần như trở thành hình mẫu chủ yếu của nghệ thuật thời Lê (H.3, 4, 5).
Hình 4. Hình rồng (mặt trước bia Vĩnh Lăng)	Hình 5. Đẩu rồng (bia Vĩnh Lăng)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy giới thiệu một số nét về kiến trúc Chùa Keo.
Miêu tả một số đặc điểm của tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
Hình rồng trong chạm khắc trang trí trên đá của thời Lê có những đặc điểm gì ?