SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Bài 3. Vẽ tranh - Đề tài Phong cảnh mùa hè

  • Bài 3. Vẽ tranh - Đề tài Phong cảnh mùa hè trang 1
  • Bài 3. Vẽ tranh - Đề tài Phong cảnh mùa hè trang 2
  • Bài 3. Vẽ tranh - Đề tài Phong cảnh mùa hè trang 3
ĐỂ TÀI PHONG CẢNH MÙA HÈ
I - TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỀ tài
Phong cảnh mùa hè ở thành phố, thôn quê, ở vùng rừng núi, miền biển,...
Có nhiều bức tranh nổi tiếng về phong cảnh mùa hè của các hoạ sĩ trong và ngoài nước như : Chiều vàng, tranh sơn mài của Dương Bích Liên ; Mặt trời mọc ở Xanh Rê-rhi, tranh sơn dầu của Van Gốc (Hà Lan) ; ...
Cảnh vật mùa hè thường có sắc thái và màu sắc phong phú, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn so với cảnh vật các mùa khác.
Chiếu vàng, 1962. Tranh sơn mài của Dương Bích Liên
Mặt trời mọc ở Xanh Rê - mi. Tranh sơn dầu của Van Gốc
II - CÁCH VẼ
Tim, chọn nội dung
Chọn cảnh mà em yêu thích để vẽ (có thể là những cảnh mà em thường gặp ngay trên quê hương mình).
Bô cục
Bố cục tranh cần hài hoà giữa mảng chính và mảng phụ nhằm làm rõ chủ đề nội dung của tranh. Không nên vẽ các hình rời rạc, mà cần sắp xếp để cảnh vật có xa, có gần gắn bó với nhau, làm tôn vẻ đẹp của tranh.
Hình ảnh
Chọn lọc các hình ảnh tiêu biểu phù hợp với phong cảnh nông thôn, thành phố, miền núi,...
Màu sắc
Màu sắc có vai trò rất quan trọng, làm cho tranh gần gũi với sắc thái của thiên nhiên và cảm xúc của người vẽ. Vì vậy, khi vẽ cần chú ý :
Vẽ màu sao cho thể hiện được đặc điểm của vùng, miền.
Màu cần có đậm, nhạt, có hoà sắc.
Chiêu vàng. Tranh sơn dầu của Nguyễn Văn Nghinh
Mùa sen. Tranh sơn dầu của Đàm Luyện
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Vẽ một bức tranh phong cảnh mùa hè.