SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 8 - Tiết 26. Học hát: Bài Ngôi nhà của chúng ta

  • Tiết 26. Học hát: Bài Ngôi nhà của chúng ta trang 1
  • Tiết 26. Học hát: Bài Ngôi nhà của chúng ta trang 2
  • Tiết 26. Học hát: Bài Ngôi nhà của chúng ta trang 3
_ Bài _ •	..	.
Học hát:
Bài Ngôi nhò của chúng ta
Tập đọc nhạc :
TĐN SỐ 7
Âm nhạc thường thức :
Nhạc sĩ Sô-panh và bản Nhạc buồn
Tiết 26
Học hát: Bài Ngôi nhà của chúng ta
Ngôi nhà của chúng ta
Nhạc và lời : HÌNH PHƯỚC LIÊN
Vừa phai
0.1
—k	
c	
“5—
s
	<
4—
) •
Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao
la.
Ngôi nhà chung của chúng ta là trái
h -h h
' ý 43^
đất màu xanh hiển hoà.
È
Mặt trời lên cho ta nắng mai Nụ cười tươi trên môi chúng ta.
Và biển Và bài
luôn ngân nga sóng reo. cạ bên nhau hát lên.
Dòng sông Tình thân
trắng cánh rừng ái nối vòng
xanh dệt nên những bức tranh đẹp tay đê trái đất ấm trong tình
xinh
thương.
Hạt sương Măt trời
Một giọng Và biển
lung linh trên cánh hoa. trên cao luôn sáng trong.
r-*)
chim trong veo thiết tha. luôn ngân nga hát ca.
Ngọn lửa Tình thân
ấm hon sỏi ái của chúng
đất
màu
xanh bao
la.
Trái đất của chúng ta là một màu xanh vô tận : màu xanh của rừng núi, màu xanh của biển cả bao la. Những dòng sông, những ngọn núi, những cánh đồng là những bức tranh tuyệt vời. Muôn người sống trên trái đất đều muốn hát lên một bài ca, bài ca của tình yêu thương và lòng nhân ái. Một mái nhà chung rộng lớn : nơi đó có biết bao nụ cười rạng rỡ, nơi đó có ngàn hoa khoe sắc, nơi đó có tiếng chim lảnh lót thiết tha,... Tất cả, tất cả để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, cho “tình thân ái nối vòng tay để trái đất ấm trong tình thương”. Nhạc sĩ Hình Phước Liên viết bài Ngôi nhà của chúng ta để nói lên những nội dung đó.
Viết ở giọng La thứ, bài hát có giai điệu mềm mại, thiết tha.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tìm trong bài những câu hát có giai điệu giống nhau hoặc gần giống nhau.
Phát biểu cảm nhận của em khi hát bài Ngôi nhà của chúng ta.
BÀI ĐỌC THÊM
CÂY CỐI VỚI ÂM NHẠC
Âm nhạc liên quan mật thiết với con người và có tác động đến một số động vật, nhưng với thực vật, âm nhạc có ảnh hưởng gì không ?
Người ta đã chứng minh được rằng : cây phản ứng khá nhạy với âm nhạc, thậm chí sở thích của nó cũng được chọn lọc rất kĩ. Nhạc sĩ Rơ-tơ-lếch và Giáo sư p.p. Brô-man cùng cộng tác nghiên cứu phản ứng của cây ở 3 căn phòng khác nhau.
Phòng thứ nhất hoàn toàn yên lặng. Phòng thứ hai có loa phát ra những bản nhạc cổ điển và phòng thứ ba phát ra những loại nhạc mạnh. Hai ông nhận thấy, đối chứng với phòng thứ nhất, ở phòng thứ hai cây vươn về phía thùng loa phát ra tiếng nhạc êm nhẹ và ở phòng thứ ba thì ngược lại, cây cối vươn ra xa loa hơn. Thực nghiệm này đã được các nhà nghiên cứu nông nghiệp Ca-na-đa ứng dụng. Họ đặt loa trên cánh đồng lúa mì và phát ra những bản nhạc cổ điển của nhạc sĩ J. Bách. Tới vụ thu hoạch, cánh đồng đó đã thu được sản lượng lúa mì cao hơn bình thường tới 60%. Nhà thực vật học người Mĩ là G.E. Smít còn ngờ vực kết quả này và làm thử ở hai nhà kính cách biệt nhau. Một nhà kính không có phát nhạc và ở nhà kính khác thì cho phát bản nhạc Ráp-xô-đi in Bỉu của Ghéc-xuyn cả ngày lẫn đêm. Kết quả, nơi có nhạc sản lượng lúa mì tăng 35% và sản lượng đậu tăng 20%.
Phải chăng thực vật cũng có cảm giác, cũng yêu thích âm nhạc !