Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

  • Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu trang 1
  • Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu trang 2
  • Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu trang 3
  • Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu trang 4
  • Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu trang 5
  • Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu trang 6
Phần một
KHÁI OUÁT LỊCH sử THẾ BIỂU TRUNG ĐẠI
^àt 7' sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN
CỦA XÃ HỘI PHONG KIÊN ở CHÂU Âu (Thời sơ - TRUNq kì TRUNq ỐẠỈ)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Học sinh hiểu và trình bày được :
Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu ; cơ cấu xã hội (gồm hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô).
Thế nào là lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào. Sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế trong thành thị trung đại với kinh tế của lãnh địa.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Ầu
Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt... (sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a...).
Trên lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã : chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho tướng lĩnh quân sự và quý tộc tạo thành những tầng lớp mới trong xã hội ; phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như công tước, hầu tước...
Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới : lãnh chúa phong kiến là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có ; nông nô là những nô lệ được giải phóng và nông dân công xã không có ruộng đất, làm thuê, sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.
Mục 2. Lãnh địa phong kiến
Lãnh địa : vùng đất đai rộng lớn, trở thành của riêng lãnh chúa như một vương quốc thu nhỏ.
Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy...
+ Nông nô : nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác, sống khổ cực, nghèo đói.
+ Lãnh chúa : bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
Đặc trưng cơ bản của lãnh địa là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
Mục 3. Sự xuất hiện thành thị trung đại
Nguyên nhân ra đời :
+ Thời kì phong kiến phân quyền : các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi buôn bán với bên ngoài.
+ Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất.
+ Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị.
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị là do nhu cầu sản xuất và trao đổi, buôn bán.
Hoạt động của thành thị : cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất thủ công và buôn bán.
Vai trò của thành thị : thúc đẩy sản xuất và buôn bán phát triển (kinh tế hàng hoá). Sự ra đời của thành thị trung đại đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu, là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế động phong kiến ở châu Âu.
Cách học
Mục 1. Dựa vào nội dung SGK và tái hiện kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi : các vương quốc phong kiến ở châu Âu được hình thành trong hoàn cảnh nào ? Tên các vương quốc tiêu biểu. Lãnh chúa và nông nô có nguồn gốc từ đâu ?
Mục 2. Dựa vào nội dung SGK kết hợp với Hình 1- Lâu đài và thành quách của lãnh chúa và tìm hiểu đoạn chữ in nhỏ dưới Hình 1 để hiểu được khái niệm /õh/ỉ địa phong kiến.
Qua việc so sánh đời sống của lãnh chúa và nông nô, các em hiểu được đời sống sung sướng, xa hoa của giai cấp thống trị (lãnh chúa) và đời sống khổ cực, nghèo đói, phụ thuộc của giai cấp bị trị (nông nô) - hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu.
Về đặc trưng kinh tế của lãnh địa, các em dựa vào nội dung SGK (đoạn chữ in nhỏ tr. 4 - 5) để lí giải được vì sao gọi là nền kinh tế mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín (tự sản xuất và tiêu dùng, không giao lưu buôn bán với bên ngoài).
Mục 3. Dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi vì sao thành thị ra đời.
Về hoạt động của thành thị, các em dựa vào nội dung SGK kết hợp với quan sát Hình 2 - Hội chợ ở Đức để thấy được đặc trưng nổi bật là trao đổi, buôn bán sầm uất ở thành thị thời trung đại.
Sự khác nhau về đặc trưng kinh tế giữa thành thị và lãnh địa, nên so sánh để thấy rõ : thành thị - phát triển kinh tế hàng hoá ; lãnh địa - kinh tế đóng kín tự cung, tự cấp.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Lãnh địa : là một khu đất rộng lớn mà quý tộc tước đoạt được, bao gồm đất canh tác, rừng, ao hồ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô... đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.
Lãnh chúa : chúa phong kiến ở châu Âu, chiếm cứ một vùng nào đó và biến thành lãnh địa riêng của mình. Lãnh chúa có quyền trong lãnh địa như một ông "vua con".
Nông nô : nông dân trong lãnh địa phong kiến châu Âu, mà cuộc sống bị gắn chật vào ruộng đất của lãnh chúa và phải nộp tô, thuế nặng nề cho lãnh chúa. Họ có thể bị lãnh chúa đem bán, chuyển nhượng cùng với ruộng đất mà họ canh tác.
Phong kiến phân quyền : chế độ phong kiến mà trong đó nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc ; quyền lực bị phân tán cho các lãnh chúa ở các địa phương.
Phường hội : hình thức tổ chức sản xuất của thợ thủ công trong các thành thị châu Âu thời phong kiến, bao gồm những thợ có cùng nghé nghiệp để giữ độc quyền sản xuất, bảo vệ quyền lợi, chống lại sự áp bức của lãnh chúa. Phường hội đặt ra những quy chế riêng. Trong phường hội có thợ cả, thợ bạn, thợ học nghề ; quan hệ mang tính chất gia trưởng.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu :
Dựa vào nội dung mục 1, SGK để trình bày : Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã xoá bỏ bộ máy nhà nước của người Rô-ma, lập nên nhiều vương quốc mới...
Ruộng đất của chủ nô Rô-ma được chia cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc, đồng thời phong cấp các tước vị cao thấp khác nhau. Họ trở nên có quyền thế và giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, có thế lực trong xã hội.
Nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô - tầng lớp phụ thuộc vào lãnh chúa. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành.
Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản : lãnh chúa và nông nô. Nông nô không có ruộng, phải phụ thuộc vào lãnh chúa. Quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất phong kiến đã hình thành ở châu Âu.
Càu 2. Dựa vào nội dung mục 2, SGK để trình bày :
Lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản của thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu với quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến, là khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi, .ao hồ, sông đầm, bãi hoang. Trong lãnh địa có lâu đài của quý tộc, nhà thờ và những thôn xóm của nông dân. Đứng đầu mỗi lãnh địa là một-lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.
Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa : là đơn vị kinh tế độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín.
Câu 3. Dựa vào mục 3, SGK để trả lời :
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.
Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng vạ tiêu dùng, những thứ do mình làm ra, đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ở các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Người Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây vào thời gian
A. thế kỉ II. B. thế kỉ III. c. thế kỉ IV. D. thế kỉ V.
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là
A. quý tộc, nông nô.	B. lãnh chúa, nông dân.
c. lãnh chúa, nông nô.	D. địa chủ, nông nô.
Lãnh địa là
lâu đài của lãnh chúa.
cung điện của nhà vua.
c. đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
D. vùng đất thuộc quyền quản lí của nhà vua.
Cư dân chủ yếu sống trong thành thị trung đại ở châu Âu là
A. nông dân, thợ thủ công.	B. thợ thủ công, thương nhân,
c. thương nhân, nông nô.	D. thợ thủ công, nông nô.
A. gạo và muối, c. muối và rượu.
Nông nô trong các lãnh địa phải mua hai loại hàng hoá là
B. hương liệu và sắt. D. muối và sắt.
Câu 2. Trình bày các giai cấp cơ bản và đời sống của các giai cấp đó.
Câu 3. Em hãy miêu tả những hoạt động chủ yếu của cư dân trong thành thị trung đại. Vai trò của thành thị trung đại ở châu Âu.