Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

  • Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII trang 1
  • Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII trang 2
  • Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII trang 3
  • Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII trang 4
  • Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII trang 5
  • Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII trang 6
KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI - XVIII
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
- Hiểu và trình bày được một cách khái quát bức tranh kinh tế, văn hoá ở các thế kỉ xvi-xvni.
Nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo, văn học, nghệ thuật.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Kinh tế
* Nông nghiệp
Ớ Đàng ngoài : Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ
lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
Ở Đàng Trong : Các chúa Nguyễn tổ chức dân đi khai hoang, cấp lương thực, nông cụ, thành lập làng ấp mới khắp vùng Thuận Quảng. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía nam đã đặt phủ Gia Định. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
Thủ công nghiệp : Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...
Thương nghiệp : Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
Mục II. Văn hoá
Tôn giáo
Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại
Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, thời kì này đươc phục hồi.
Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương đất nước.
-Từ năm 1553, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng. Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nên nhiều nơi bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền đạo.
Sự ra đời chữ Quốc ngữ
Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng vào việc truyền đạo.
Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền bá đạo Thiên Chúa, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đêh ngày nay.
Văn học và nghệ thuật dân gian
Các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có truyện Nôm dài hơn 8 000 câu như Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội... Các nhà thơ Nôm nổi tiếng thời bấy giờ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...
Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... Còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...
Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc, nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.
Cách học
Mục I. Từ nội dung tình hình nông nghiệp, cần khái quát rút ra được nguyên nhân nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển là do chiến tranh giữa các thế lực phong kiến ; do nhà nước không quan tâm đến thuỷ lợi, đê điều... do cường hào chiếm đoạt ruộng đất công nghiêm trọng, nông dân mất ruộng đất phải phiêu tán khắp nơi.
Nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển vì diện tích ruộng đất không ngừng mở rộng do khai hoang, lập ấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi...
— Cần lập bảng thống kê về các nghề thủ công, làng thủ công, các đô thị nổi tiếng bấy giờ để khái quát rút ra sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Cần sử dụng hình 51 và 52 để biết thêm được sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII. Quan sát địa điểm có các nghề, làng nghề thủ công nổi tiếng, các đô thị ở bảng thống kê để thấy rõ sự phát triển đểu khắp cả nước.
Mục II. Liên hệ với nội dung mục 2 bài 15, (SGK) để thấy được tình hình các tôn giáo ở các thế kỉ XVI - XVIII. Nắm được sự xuất hiện của đạo Thiên Chúa trong xã hội Việt Nam do các giáo sĩ phương Tây truyển vào.
-Sựra đời của chữ Quốc ngữ cần hiểu được là do tiếng Việt ngày càng phong phú, trong sáng. Trên cơ sở đó, các giáo sĩ phương Tây truyền đạo ở nước ta đã dùng chữ cái Latinh (a, b, c) ghi âm tiếng Việt mà có.
- Văn học, nghệ thuật dân gian. Cần liên hệ với bài 20 để nêu lên được những điểm mới, phát triển mạnh mẽ về văn học, nghệ thuật thời này. Quan sát H.54, SGK để thấy rõ hơn sự phát triển của nghệ thuật bấy giờ.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Để phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã làm gì ? Cần dựa vào nội dung SGK để nêu lên những chính sách và biện pháp tích cực của các chúa (di dân, khai hoang, lập ấp mới, cung cấp lương thực cho người dân đi khai hoang...).
Câu 2. Tinh hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài phát triển như thê' nào ? Căn cứ vào tình hình ruộng đất, nông nghiệp ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI -XVIII để nêu lên nền sản xuất không những không phát triển, mà ngược lại bị phá hoại nghiêm trọng.
Câu 3. Nguyên nhân đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển : dựa vào nội dung SGK, mục 1 bài 25 để thấy được vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển...
Câu 4. Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị. Cần nêu được những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp (các nghề và làng nghề nổi tiếng), thương mại (nội thương và ngoại thương). Chính những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là thương nghiệp (buôn bán trong nước và với nước ngoài) đã làm xuất hiện một số thành thị.
Câu 5. Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hoá dân tộc. Trả lời câu hỏi này, cần hiểu rằng chữ Nôm ra đời sớm (khoảng thế kỉ X - XI) do người Việt sáng tạo từ chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Nôm ra đời thể hiện ý thức dân tộc cao. Những thế kỉ XIII - XIV về sau, cùng với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc, của giáo dục, khoa cử, ngày càng có nhiều nho sĩ, trí thức, quan lại sáng tác thơ Nôm. Bời vậy hiện tượng
thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa đối với sự phát triển của tiếng nói và văn hoá dân tộc.
Câu 6. Tình hình kinh tế, văn hoá nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII có những điểm gì mới ? Dựa vào nội dung trong SGK (bài 23), lập bảng thống kê theo trình tự các mặt kinh tế : nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp (nội và ngoại thương), văn hoá trong các thế kỉ này, liên hệ đối chiếu với tình hình kinh tế, văn hoá nước ta ở thế kỉ XV, để rút ra những điểm mới thể hiện ở sự phát triển của nông nghiệp Đàng Trong, sự phát triển của nhiều nghề, làng nghề thủ công nổi tiếng, nội thương và ngoại thương, xuất hiện nhiều thành thị cả Đàng Ngoài và Đàng Trong ; về tôn giáo, chữ Quốc ngữ, văn học chữ Nôm và nghệ thuật dân gian...
Câu 7. Dựa vào nội dung SGK để nêu lên những biểu hiện của sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế ki XVII -XVIII.
Câu 8. Để trả lời câu hỏi vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển, hãy dựa vào hoàn cảnh lịch sử nước ta bấy giờ, tình hình kinh tế hàng hoá và vãn hoá để nêu lên nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ, phong phú.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIÊM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Nền kinh tế nông nghiệp ờ Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI - XVIII
A. bị phá hoại nghiêm trọng.	B. rất phát triển.
duy trì như thế kỉ XV.	D. duy trì như thời Trần.
Thái độ của vua Lê - chúa Trịnh đối với sản xuất nông nghiệp
rất quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang để mở rộng đất đai.
quan tâm tổ chức khai hoang, nhưng không quan tâm đến công tác thủy lợi. c. không quan tâm đến công tác thuỷ lợi và khai hoang.
chú ý đến công tác thủy lợi, nhưng không quan tâm đến khai hoang.
Trong các thế kỉ XVI - XVII, nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển là do
các chúa Nguyễn rất quan tâm đến nông nghiệp.
các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, lập ấp. c. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D. nhân dân cần cù lao động.
Tinh hình nông nghiệp Đàng Trong ở thế kỉ XVIII
phát triển như ở thế kỉ XVI - xvn.
phát triển hơn thế kỉ XVI - XVII.
c. bị suy sụp, bị phá hoại nghiêm trọng.
D. như ở Đàng Ngoài.
Câu 2. Hoàn chỉnh bảng thống kê dưới đây về tình hình kinh tế, văn hoá nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII.
Các lĩnh vực
Thành tựu
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Tôn giáo
Văn học
Nghệ thuật
Câu 3. Vì sao trong các thế kỉ XVI - xvn, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị đình trệ, còn ở Đàng Trong lại phát triển mạnh ?
Câu 4. Vì sao các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá đạo Thiên Chúa vào nước ta ?