Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

  • Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước trang 1
  • Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước trang 2
  • Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước trang 3
  • Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước trang 4
  • Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước trang 5
  • Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước trang 6
NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG cuộc
XÂY DỤNG ĐÂT NƯỚC
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được những nội dung cơ bản sau :
Sự thành lập nhà Lý và việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long).
Tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội vững mạnh.
Chính sách đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo của nhà Lý.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Sự thành lập nhà Lý
Bối cảnh ra đời nhà Lý :
+ Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và đến năm 1009 qua đời. Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.
+ Nãm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên là thành Thăng Long.
Tổ chức bộ máy nhà nước :
+ Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách tổ chức bộ máy nhà nước.
+ Chính quyền trung ương : đứng đầu là vua, nắm giữ mọi quyền hành. Giúp vua có quan đại thần và các quan ở hai ban văn, võ.
+ Chính quyền địa phương : cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, huyện, hương, xã.
Đó là chính quyền quân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyển với nhân dân, giữa vua với dân không lớn. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền.
Mục 2. Luật pháp, quản đội và chính sách đôi nội, đối ngoại thời Lý
Luật pháp : Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Nội dung : quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc.
Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thuỷ, có kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo.
+ Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.
+ Trong quân đội còn chia làm hai loại : cấm quân và quân địa phương.
+ Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
Chính sách đối nội, đối ngoại : Củng cố khối đoàn kết dân tộc như : gả công chúa và ban chức tước cho các tộc trưởng miền núi. Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham-pa. Kiên quyết bảo toàn lãrih thổ.
Cách học
Mục 1. Để biết được hoàn cảnh dẫn đến sự thành lập nhà Lý, ngoài kiến thức trong SGK, các em hiểu thêm về vua Lê Long Đĩnh (càn rỡ, dâm đãng, tàn bạo khét tiếng, khiến cho ai ai cũng căm giận và gọi là Lê Ngoạ Triều). Việc nhà sư Vạn Hạnh và các đại thần tôn Lý Công uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý là phù hợp với yêu cầu lịch sử, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quan lại và nhân dân.
Để hiểu rõ về cuộc đời Lý Công uẩn, ngoài kiến thức trong SGK (gồm cả đoạn chữ in nghiêng nhỏ tr.35), các em có thể sưu tầm qua mạng Internet hoặc sách báo, thấy được ông là người tài đức vẹn toàn, có uy tín lớn trong triều.
Việc quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) của Lý Công Uẩn tạo bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh đô nước ta. Các em quan sát bản đồ, tìm hiểu vị trí, địa thế của Hoa Lư và Đại La, kết hợp với đọc tài liệu tham khảo trong SGK (Chiếu dời đô), thấy được vị trí, địa thế thuận lợi của Thăng Long và quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn.
Để cụ thể hoá tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lý, các em dựa vào SGK để vẽ sơ đồ (tham khảo sơ đồ phần bài tập tự kiểm tra, đánh giá). Cần hiểu rõ : đứng đầu nhà nước là vua, ban đầu vua nắm mọi quyền hành, về sau vua giao việc cho các quan đại thần ; cả nước chia thành 24 lộ, phủ (thời Đinh - Tiền Lê là 12 đạo), dưới là huyện, hương, xã ; vua ở ngôi theo chế độ "cha truyền con nối". Từ đó, khẳng định tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý đã quy củ, chặt chẽ và hoàn thiện hơn so với thời Đinh - Tiền Lê. Nhưng quan hệ giữa vua và dân chưa có khoảng cách lớn (đặt chuông trước điện Long Trì để cho mọi người dân, ai có điều oan ức thì đánh chuông để vua xét xử...).
Mục 2. Để hiểu được điểm mới trong luật pháp thời Lý, các em cần ghi nhớ sự kiện năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Thông qua đoạn chữ in nhỏ trong SGK, tr. 37 và nội dung bộ luật, cần rút ra những điểm mới và tiến bộ của bộ luật, đặc biệt là chú trọng bảo vệ sản xuất (cấm mổ trộm trâu, bò) và bảo vệ tài sản của nhân dân.
Về quân đội, các em sử dụng bảng phân chia trong SGK để phân tích nhiệm vụ và cách tuyển chọn mỗi loại quân. Cần hiểu thêm : việc tuyển chọn cấm quân rất kĩ càng về lí lịch và sức khỏe (để bảo vệ vua và kinh thành). Từ việc tìm hiểu các chính sách của quân đội (ngụ binh ư nông), đến vũ khí, trang bị, ý thức kỉ luật, các binh chủng..., cần khẳng định quân đội thời Lý phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng.
về chính sách đối nội, các em cần lí giải vì sao các vua Lý chú trọng gả công chúa cho các tộc trưởng miền núi và phong chức tước cho họ ? (để củng cố khối đoàn kết dân tộc, bảo vệ biên cương Tổ quốc, củng cố nền độc lập và thống nhất quốc gia).
Về chính sách đối ngoại, các em dựa vào nội dung SGK để trả lời. Điểm cốt yếu là duy trì mối quan hệ bang giao, hoà hiếu với các nước láng giềng trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Cha truyền con nối (chế độ) : đặc quyền có tính chất đẳng cấp thuộc chế độ phong kiến giành cho vua chúa, quý tộc, tôn thất và các quan lại cao cấp được hường các quyền lợi truyền từ đời này sang đời khác.
Ngụ binh ư nông (gửi lính ở nhà nông) : chính sách cho quàn sĩ luân phiên về cày ruộng ở làng xã lúc thời bình. Lúc có chiến tranh, sẽ huy động tất cả đi chiến đấu.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đôỴ
Hoa Lư là vùng đất’ hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Câu 2. Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì:
Chính quyền mà nhà Lý xây dựng là chính quyền quân chủ, vua đứng đầu nhà nước, theo chế độ cha truyền con nối. Việc giao chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ để đảm bảo quyền lợi của dòng tộc.
Câu 3. Quân đội thời Lý được tổ chức như thê' nào ? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội của nhà Lý ?
Dựa vào nội dung mục 2 để trả lời.
-Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ.
Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách để củng cố và phát triển quân đội về số lượng và chất lượng.
Câu 4. Tổ chức chính quyển trung ương và địa phương thời Lý :
Dựa vào nội dung mục 1 và sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước để trả lời. Lưu ý sự kiện : sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi đã ra Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La (1010) và đổi tên nước thành Đại Việt. Nhà Lý đã tổ chức lại chính quyền trung ương và địa phương :
Ở trung ương : vua là ngươi đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối. Giúp việc cho vua có các đại thần, quan văn, quan võ. Các chức vụ quan trọng này đều do nhà vua cử người thân cận nắm giữ.
Ớ địa phương : cả nước được chia thành 24 lộ, phủ do các tri phủ, tri châu đứng đầu ; giao cho các con cháu nhà vua hoặc đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.
Câu 5. Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
Ban hành bộ luật Hình thư (nãm 1042).
Xây dựng quân, đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
Đối nội: gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...
*
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Lý Thái Tổ quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì
Thăng Long có cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ.
Thãng Long là nơi thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài. c. đất Hoa Lư trũng thấp.
D. Thăng Long có địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho việc bảo vệ đất nước.
"Dân ai có gì oan ức thì đánh chuộng (đặt ở trước điện Long Trì) xin vua xét xử" chứng tỏ
luật pháp thời Lý rất nghiêm minh.
nhà nước quan tâm đến dân, coi dân là gốc.
c. vua rất gần dân.
D. mọi người bình đẳng trước pháp luật.
Câu 2. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.
Câu 3. So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý với thời Đinh - Tiền Lê và rút ra nhận xét.
Câu 4. Nêu nhận xét về quân đội thời Lý.