Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

  • Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trang 1
  • Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trang 2
  • Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trang 3
  • Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trang 4
  • Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trang 5
  • Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trang 6
  • Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trang 7
CÁC ọuốc GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Học sinh hiểu và trình bày được một số nội dung cơ bản sau :
Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào. Tên gọi và vị trí địa lí của các nước này có điểm gì giống nhau để tạo thành một khu vực riêng biệt.
Các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á.
Nhận thức rõ vị trí địa lí của Lào, Cam-pu-chia và các giai đoạn phát triển lớn của hai nước này.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á
Vị trí của các nước Đông Nam Á : là khu vực khá rộng lớn, hiện nay gồm 11 nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo).
Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên :
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại rau, củ, quả. Trong đó, cây lúa nước là cây lương thực chính và chủ yếu của tất cả các nước Đông Nam Á.
Sự hình thành các quốc gia cổ Đông Nam Á :
+ Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân ở đây biết sử dụng công cụ sắt. Chính thời gian này, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xuất hiện.
+ Trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành : Vương quốc Cham-pa ở Trung Bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công... làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á.
Mục 2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiêh Đông Nam Á
Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Biểu hiện :
Một số quốc gia hình thành và phát triển : Mô-giô-pa-hít (In-đô-nê-xi-a), Đại Việt, Cham-pa, Ảng-co (trên bán đảo Đông Dương)... Một số quốc gia tiêu biểu đã mở rộng đất đai, thống nhất lãnh thổ và đạt nhiều thành tựu vãn hoá.
Đến thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, người Thái phải di cư xuống phía nam, rồi lập nên Vương quốc Su-khô-thay, một bộ phận khác lập nên Vương quốc Lan Xang (thế kỉ XIV)...
Nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á suy yếu, giữa thế kỉ XIX trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.
Mục 3. Vương quốc Cam-pu-cỉúa
Thời kì Chân Lạp (thời tiền sử) : trên đất Cam-pu-chia đã có người sinh sống. Trong quá trình xuất hiện nhà nước, tộc người Khơ-me được hình thành, họ giỏi săn bắn, giỏi đào ao, đắp hồ chứa nước... Đến thế kỉ VI, Vương quốc Chân Lạp ra đời.
Thời kì Ãng-co (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV) là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia. Biểu hiện : nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng, văn hoá độc đáo, tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp (Ãng-co Vát, Ăng-co Thom).
Sau thời kì Ãng-co, Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài, đến nãm 1863 thì bị thực dân Pháp xâm lược.
Mục 4. Vương quốc Lào
Tộc người đầu tiên trên lãnh thổ Lào là người Lào Thong, về sau có thêm một nhóm người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm, với nghề trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công. Giữa thế kỉ XIV, các bộ tộc Lào thống nhất thành một nước riêng, gọi là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).
Đất nước Triệu Voi đạt được sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV - XVII. Biểu hiện : chia đất thành các mường ; xây dựng quân đội vững mạnh ; giữ quan hệ hoà hiếu với Đại Việt, Cam-pu-chia, nhưng kiên quyết chiến đấu chống quân xâm lược nước ngoài (Miến Điện).
Sang thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu và bị Xiêm thôn tính, tiếp đó đến cuối thế kỉ XIX bị thực dân Pháp đô hộ.
Cách học
Mục 1. Để nắm được tên và vị trí của các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, các em cần dựa vào nội dung mục 1, SGK, kết hợp với Bản đồ Đông Nam Á.
Điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á, các em cần dựa vào SGK để trả lời. Trong đó, tập trung vào yếu tố quan trọng nhất là khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa và ảnh hưởng của gió mùa tới sản xuất nông nghiệp (tạo nên hai mùa khá rõ - mùa mưa và mùa khô). Qua đó, lí giải được vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chính của các nước Đông Nam Á.
Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á : cần dựa vào Bản dồ Đông Nam Á cổ đại kết hợp với SGK để trả lời. Cũng có thể lập bảng thống kê về các quốc gia cổ Đông Nam Á theo tiêu chí; tên vương quốc cổ, thời gian hình thành, vị trí. Cần nhấn mạnh, khu vực Đông Nam Á sớm có quá trình chuyển biến từ vượn thành người, nhưng nhà nước xuất hiện muộn.
Mục 2. Cần nắm vững khoảng thời gian hình thành và tên một số quốc gia tiêu biểu ở Đông Nam Á. Muốn vậy cần kết hợp kiến thức của mục 2, SGK (phần chữ in nghiêng nhỏ tr. 19) và Bản đồ Đông Nam Á thời phong kiến để tìm hiểu. Cũng có thể lập bảng thống kê theo tiêu chí : tên các quốc gia phong kiến, thời gian hình thành, vị trí).
Để lí giải được vì sao từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á, các em dựa vào SGK để trả lời. Trong đó, nhấn mạnh một sô' nước tiêu biểu (In-đô-nê-xi-a, Đại Việt, Cam-pu-chia...) đã mở rộng đất đai, thống nhất lãnh thổ và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, vãn hoá.
Cần hiểu được vì sao đến nửa sau thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bắt đầu suy yếu ? Biểu hiện của sự suy yếu đó là gì ? Hậu quả là hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Mục 3. Trước hết, các em dựa vào Bản đồ Đông Nam Á để xác định vị trí của Vương quốc Cam-pu-chia (Hình 16, SGK) giáp với nước ta.
Về đặc điểm của tộc người Khơ-me trên đất Cam-pu-chia, cần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi : Người Khơ-me là ai ? Họ sống ở đâu ? Thạo công việc gì ? Họ tiếp thu văn hoá Ân Độ như thế nào ?
Để trình bày được khái quát các giai đoạn phát triển của Cam-pu-chia, có thể lập bảng thống kê với các tiêu chí: giai đoạn, thời gian, đặc điểm.
Về những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc, các em quan sát Hình 14, SGK, kết hợp với những hiểu biết về kiến trúc cổ Cam-pu-chia để tìm hiểu về quần thể kiến trúc Ãng-co Vát, Ảng-co Thom và so sánh với các công trình kiến trúc của Ân Độ để thấy được sự ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.
Mục 4. Cần dựa vào lược đồ (Hình 16, SGK) để xác định vị trí địa lí của Vương quốc Lào. Qua nội dung SGK, hiểu được chủ nhân đầu tiên của đất nước Lào là người Lào Thơng, sau đó thêm người Lào Lùm (người Thái di cư đến).
Để trình bày được khái quát lịch sử phát triển của Vương quốc Lào, các em có thể lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển. Trong đó, chú ý các mốc lớn như : giữa thê' kỉ XIV Pha Ngừm lập nước Lan Xang, thế kỉ XV - XVII là thời kì phát triển thịnh vượng, từ thê' kỉ XVIII suy yếu dẩn.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Thời tiền sử : thời kì lịch sử tương ứng với thời kì của xã hội nguyên thuỷ, khi chưa có chữ viết và nhà nước.
Cham-pa : là tên một loài hoa - hoa sứ hay hoa đại, dùng đặt tên nước của người Chăm, từ khoảng thế kỉ VI. Vương quốc Cham-pa tồn tại khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ XV. Lãnh thổ của vương quốc Cham-pa xưa là miền Trung và Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Đây là vùng giàu gỗ quý, nhất là gỗ trầm, lấy lõi làm trầm hương ; nhân dân có nghề thủ công truyền thống : tơ tằm, đồ gốm, xây dựng, kiến trúc. Các tháp, đền Cham-pa là những công trình nghệ thuật kiến trúc tôn giáo đặc sắc.
Chân Lạp : vương quốc cổ của người Khơ-me (thế kỉ VI - VIII). Trung tâm Chân Lạp ở khu vực Bat-sắc, thuộc vùng giáp ranh giữa Bắc Cam-pu-chia và Nam Lào hiện nay. Khoảng đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp chia ra 2 nước Lục Chân Lạp (phía Bắc) và Thuỷ Chân Lạp (phía Nam). Sau khi thoát khỏi sự chiếm đóng và đô hộ của người Gia-va, Chân Lạp giành lại độc lập và lập ra Vương quốc Áng-co, đạt tới nền văn minh rực rỡ, đặc biệt từ thế kỉ XI - XIII. Văn hoá - nghệ thuật Chân Lạp có phong cách riêng, đền chùa xây gạch, cửa cuốn bằng đá.
Mường : đơn vị hành chính cấp cơ sở ở Lào.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của nông nghiệp ở Đông Nam Á :
Thuận lợi : khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đất đai phì nhiêu, màu mỡ ; mưa nhiều là nguồn cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng, nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.
Khó khăn : thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, thiên tai, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 2. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX :
Dựa vào nội dung Bài 6 để lập bảng niên biểu theo mẫu sau :
Thời gian
Giai đoạn phát triển
Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X
Các quốc gia cổ Đông Nam Á xuất hiện.
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
Thời kì hình thành và phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX
Các quốc gia phong kiến Đông nam Á bước vào thời kì suy yếu.
Câu 3. Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ãng-co :
Dựa vào mục 3, SGK để trả lời, cần làm rõ các ý sau :
Vì sao gọi là giai đoạn Ảng-co ?
Những chính sách đối nội, đối ngoại của các vua Cam-pu-chia thời Ảng-co.
Thành tựu vãn hoá tiêu biểu thời Ăng-co (Âng-co Vát).
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Các quốc gia cổ Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian
thiên niên kỉ II TCN.
10 thế kỉ đầu Công nguyên.
thếkỉXTCN.
thế kỉ VII TCN.
Cây lương thực chính và chủ yếu của cư dân các quốc gia Đông Nam Á là
A. lúa mì.
C. ngô.
3. Hiện nay, Đông Nam Á có A. 9 nước.
C. 11 nước.
B. lúa nước.
D. cây ăn củ, quả.
B. 10 nước.
D. 12 nước.
Vương quốc của người Khơ-me được hình thành vào thế kỉ VI được gọi là A. Pa-gan.	B. Mô-giô-pa-hit.
c. Lan Xang.	D. Chân Lạp.
Câu 2. Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đến giữa thê' kỉ XIX theo mẫu sau :
Giai đoạn
Thời gian
Đặc điểm
Chân Lạp
Ảng-co
Suy thoái
Câu 3. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lớn của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX theo mẫu sau :
Thời gian
Quá trình phát triển
Trước thế kỉ XIII
Nãm 1353
Thế kỉ XV-XVII
Thế kỉ XVIII - XIX
Câu 4. Hãy nêu một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Câu 5. Trình bày những hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam với Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến.