Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

  • Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII trang 1
  • Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII trang 2
  • Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII trang 3
  • Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII trang 4
24. KH^ NCHjA NÔNC dân đậnc ngoài THÊ KỈ XVIII
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được một cách khái quát:
Những biểu hiện về đời sống cực khổ của nông dân.
Nguyên nhân chính của hiện tượng đó.
Diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa lớn : Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.
Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu khác.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Tình hình chính tri
Từ giữa thế kỉ XVIH, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ Chúa quanh năm hội hè, yến tiệc, vung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.
Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp ; công, thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.
Mục 2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
Trong khoảng 30 nãm của thế kỉ XVIII, khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh Hoá, Nghệ An đã nổ ra hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân.
+ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hung (1737) ở Sơn Tây (Hà Nội).
+ Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở Sơn Tây (Hà Nội), sau lan rộng đến Thái Nguyên, Tuyên Quang.
+ Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).
Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. Nguyễn Hữu Cầu còn được gọi là Quận He. Khởi nghĩa khởi đầu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan rộng ra vùng Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long, rồi lan xuống Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất. Cuộc khởi nghĩa bùng phát ở Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc. Các dân tộc ở Tây Bắc hết lòng ủng hộ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử, nhưng có ý nghĩa góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay, chuẩn bị dọn đường cho sự phát triển ra Đàng Ngoài và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vào cuối thê kỉ XVIII.
Cách học
Mục 1. Cần nắm được những biểu hiện về sự ăn chơi xa xỉ của bọn vua, chúa, quan lại, địa chủ cướp đoạt ruộng đất của nông dân, đời sống cực khổ của nông dân để nêu được nguyên nhân bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa và những cuộc khởi nghĩa lớn ở thế kỉ XVIII.
Mục 2. Sử dụng lược đồ H.55 (SGK) và lập bảng thống kê những địa phương có cuộc khởi nghĩa và năm bùng nổ để thấy được diễn biến và đặc điểm các cuộc khởi nghĩa (nổ ra ở nhiều địa phương, thời gian tồn tại lâu dài hơn các cuộc khởi nghĩa ở đầu thế kỉ XVI, nhất là ở các cuộc khởi nghĩa lớn).
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở thế kỉ XVHI. Cần dựa vào bài học, mục 1 nêu lên những biểu hiện tiêu cực của chính quyền họ Trịnh (các chúa Trịnh, địa chủ, quan lại) để rút ra nhận xét về sự suy sụp mục nát của chính quyền này.
Câu 2. Dựa vào SGK để nêu lên hậu quả của sự mục nát của chính quyền họ Trịnh : đối với sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân, đối với xã hội và là nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Câu 3. Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa đầu thế kỉ XVIII. Dựa vào SGK, lập bảng thống kê tình hình xã hội gồm các nội dung như :
Tinh hình đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khổ khác.
Tinh hình nông dân, bỏ làng mạc phiêu tán khắp nơi.
Khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp các trấn vùng đồng bằng và vùng Thanh, Nghệ.
Câu 4. Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. Dựa vào diễn biến các cuộc khởi nghĩa (các địa phương nổ ra khởi nghĩa, các địa phương có hoạt động của nghĩa quân, thời gian tồn tại các cuộc khởi nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh của nghĩa quân) để nêu lèn tính chất chống phong kiến (chính quyền Lê - Trịnh, địa chủ, quan lại) quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào.
Câu 5. Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài. Nêu được ý nghĩa của phong trào đối với việc góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh, tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
- III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy lựa chọn và nối thông tin trong bảng sau cho đúng giữa niên đại và người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
1. Năm 1737
a. Hoàng Công Chất
2. Năm 1741
b. Nguyễn Hữu Cầu
3. Năm 1740
c. Lê Duy Mật
4. Năm 1739
d. Nguyễn Dương Hưng
5. Nãm 1738
e. Nguyễn Danh Phương
Câu 2. Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về tình hình chính trị, khởi nghĩa nông dân theo gợi ý sau :
Các lĩnh vực
Khái quát tình hình
Tình hình chính trị
Phong trào nông dân khởi nghĩa
Câu 3. Những nguyên nhân đưa đến sự suy sụp của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.
Câu 4. Nguyên nhân đưa đến sự thất bại của phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVIIL