Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

  • Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 1
  • Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 2
  • Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 3
  • Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 4
  • Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 5
  • Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 6
  • Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 7
  • Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê trang 8
NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Học sinh hiểu và trình bày được những nội dung cơ bản sau :
Thời Đinh - Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô Quyền.
Nhà Tống xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân dân ta đánh bại.
Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế, văn hoá phát triển.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Tình hình chính tri -quân sự
Nhà Đinh xây dựng đất nước
Sau khi dẹp xong "Loạn 12 sứ quân", Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình), phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt, đúc tiền để tiêu dùng trong nước, sử dụng hình phạt nặng đối với kẻ phạm tội.
Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
Vài nét về Lê Hoàn
+ Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Thanh Hoá, bố mẹ mất sớm, phải làm con nuôi một viên quan họ Lê, lớn lên ông phò tá Đinh Liễn, giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp Loạn 12 sứ quân.
+ Được vua Đinh phong chức Thập đạo tướng quân Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Đinh Tiên Hoàng mất, ông làm phụ chính cho vua Đinh Toàn (còn nhỏ tuổi).
+ Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, ông được Thái hậu họ Dương và quan lại đồng tình đã suy tôn lên làm vua, lập nên nhà Lê (sử gọi là Tiền Lê).
Tổ chức chính quyền :
+ Bộ máy cai trị ở trung ương : vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban vãn, võ ; các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.
+ Chính quyền địa phương : cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.
+ Xây dựng quân đội (10 đạo và hai bộ phận cấm quân, quân địa phương).
Nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. Đây là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội...
Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
Diễn biến :
+ Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta.
+ Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt, quân Tống đại bại.
Ý nghĩa :
+ Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta.
+ Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
Mục II. Sự phát triển kinh tê vù văn hoá
* Bước đầu xây dựng nền kinh tê tự chủ
Sản xuất nông nghiệp :
+ Ruộng đất : phần lớn là ruộng đất công của làng xã. Nông dân được làng xã chia cho ruộng đất để cày cấy, nộp thuê';đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
+ Nhà nước coi trọng và khuyến khích sản xuất : chú trọng đào vét kênh mương, làm các công trình thuỷ lợi, đẩy mạnh khai khẩn đâ't hoang. Đầu xuân, vua trực tiếp đi cày tịch điền để khuyến khích nông dân cày cấy. Kết quả : nóng nghiệp ổn định và bước đầu phất triển.
Thủ công nghiệp :
+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước : chuyên chê' tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan : đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo... xây cung điện, chùa chiền.
+ Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển hơn trước như dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy...
Thương nghiệp :
+ Nội thương : việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tàm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.
+ Ngoại thương : nhân dân hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới.
Nguyên nhân thành công trong việc xây dựng nền kinh tê' tự chủ : nông nghiệp (các biện pháp khuyến nông : đào vét kênh, vua tổ chức lễ cày tịch điền...) ; thủ công nghiệp (đất nước đã độc lập, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc).
* Đời sống xã hội và văn hoá
Xã hội chia thành ba tầng lớp :
+ Tầng lớp thống trị gồm : vua, các quan văn võ (cùng một số nhà sư).
+ Tầng lớp bị trị : đa số là nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một ít địa chủ nhỏ. Đa số nông dân là dân tự do, cày cấy ruộng công làng xã. Quyền lợi của họ gắn liền với làng nước.
+ Tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượng không nhiều), đời sống cực khổ.
Văn hoá :
+ Giáo dục chưa phát triển.
+ Nho học chưa tạo được ảnh hưởng.
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhà sư được nhân dân quý trọng.
+ Nhiều loại hình vãn hoá dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền... tồn tại và phát triển trong thời gian này.
Cách học
Mục I. Để hiểu được những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp xong "Loạn 12 sứ quân", các em dựa vào SGK để trả lời. Có thể tham khảo đoạn chữ in nghiêng nhỏ trong SGK kết hợp với quan sát Hình 19 -Toàn cảnh cố đô Hoa Lư để lí giải vì sao Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư làm Kinh đô của Đại Cồ Việt (dễ phòng thủ).
Khi đánh giá được công lao của Đinh Tiên Hoàng trong việc xây dựng nền độc lập, tự chủ của dân tộc, các em dựa vào mục 1, đoạn nói vế những việc làm của Đinh Tiên Hoàng. Đồng thời, kết hợp quan sát Hình 18, tr. 29 và sưu tầm tư liệu về đền thờ vua Đinh (Ninh Bình) để thấy rõ lòng kính trọng, biết ơn của nhân dân ta đối với công lao to lớn của vua Đinh Tiên Hoàng.
Để hiểu được sơ lược về cuộc đời của Lê Hoàn, các em tham khảo đoạn chữ in nghiêng nhỏ trong SGK, tr .29 - 30 để trả lời.
Cần làm rõ sự kiện Thái hậu họ Dương (Dương Vân Nga) ủng hộ các đại thần trong triều đình, suy tôn Lê Hoàn lên làm vua : trước tình thê' nguy ngập, vua Đinh vừa mất, người kế vị còn nhỏ tuổi, quân Tống đang ngấp nghé ở biên cương thì hành động của Thái hậu là đúng đắn. Bà đã biết hi sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích dân tộc.
Để hiểu được nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, các em có thể so sánh tình hình nhà Tiền Lê với nhà Đinh trước đó về các mặt : hoàn thiện bộ máy cai trị ở trung ương (vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có Thái sư, Đại sư và quan lại gồm 3 ban) và địa phương (cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ, châu), củng cố lực lượng quân sự, tiếp tục giữ mối quan hệ bang giao với nhà Tống.
Về diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn, các em dựa vào nội dung SGK để trả lời. Có thể kết hợp với lược đồ chỉ rõ vị trí xảy ra những trận đánh quan trọng, quyết định. Cần nhớ, đây là cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (do Lê Hoàn chỉ huy), để phân biệt với cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (do Lý Thường Kiệt chỉ huy).
Về ý nghĩa của chiến thắng, các em dựa vào nội dung SGK để trả lời. Cần nêu bật : cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
Mục II. Trong phần này, các em hiểu được biểu hiện phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Tiền Lê. Chủ yếu dựa vào nội dung SGK để trả lời. Cần lí giải vì sao nông nghiệp thời kì này phát triển mạnh ? (do Nhà nước chú trọng công tác thuỷ lợi, thực hiện nhiều biện pháp khuyến nông : cày tịch điền, khai khoang,...).
+ Để hiểu rõ hơn sự phát triển của thủ công nghiệp, các em khai thác đoạn chữ in nghiêng nhỏ trong SGK, tr. 32, miêu tả kinh đô Hoa Lư để thấy rõ sự tráng lệ, sầm uất của kinh đô nước Đại Cồ Việt. Đồng thời, lí giải được vì sao thủ công nghiệp phát triển ? (đất nước giành được độc lập, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc làm việc ; bản tính cần cù, sáng tạo, kinh nghiệm lâu đời để lại).
+ Cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp nước ta thời kì này (do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đối, buôn bán ; hệ thống tiền tệ thống nhất; giao thông được mở rộng (đào thêm sông, đắp thêm đường)...
Để hiểu được tổ chức xã hội, các em dựa vào nội dung mục 2, SGK và vẽ sơ đồ. Đồng thời, giải thích tại sao một số nhà sư lại thuộc tầng lớp thống trị và được trọng dụng ? (do đạo Phật truyền bá rộng rãi hơn trước, giáo dục chưa phát triển nên số người đi học rất ít, nhà sư là những người có học nên được nhân dân và nhà nước quý trọng)
+ về cơ cấu xã hội, đã chia thành giai cấp thống trị và bị trị với ba tầng lớp, nhưng sự phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn chưa sâu sắc, quan hệ vua - tôi chưa có khoảng cách lớn.
+ Về văn hoá - giáo dục, các em dựa vào nội dung mục 2, SGK để trả lời. Trong đó, nêu rõ tuy giáo dục thời này chưa phát triển, nhưng đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân rất phong phú, đa dạng.
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Tiền Lê : triều đại các vua Lê Hoàn, Long Đĩnh thế kỉ X. Gọi là "Tiền Lê" để phân biệt với triều Lê do Lê Lợi lập ra sau khi đánh thắng quân Minh thế kỉ XV - Hậu Lê.
Hoàng đế', là tước hiệu của vua nước lớn mạnh, có nhiều nước thần phục.
Vương : là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục nước khác.
Thái sư: vị quan đầu triều thời Lê Đại Hành, trực tiếp giúp việc vua.
Đụi sư: nhà sư có danh tiếng, giúp vua trị nước.
Cấm quân : quân của triều đình, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành.
Quân địa phương : những đạo quân đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập, vừa làm ruộng.
Tịch điền : ruộng của nhà nước - nơi làm nghi lễ vào dầu nãm nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước ?
Để trả lời câu hỏi này, các em dựa vào nội dung mục 1, SGK . Trong đó, nêu rõ việc Đinh Bộ Lĩnh xưng Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đinh đô (Hoa Lư, Ninh Bình), đặt tên nước (Đại Cồ Việt), xây dựng bộ máy chính quyền mới, quan hệ đối ngoại tốt đẹp với các nước láng giềng ... và đánh giá ý nghía của những việc làm đó (Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc).
Câu 2. Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì ?
Khẳng định độc lập, chủ quyền của nước ta.
Thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là nước phụ thuộc.
Câu 3. Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghía :
Đinh Bộ Lĩnh xung Hoàng đế, đặt tên nước (Đại Cồ Việt - nước Việt lớn), đóng đô ở Hoa Lư và phong vương cho các con, nhằm khẳng định người dân Việt có giang sơn, bờ cõi riêng. Nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với Trung Quốc, chứ không phải nước phụ thuộc.
Câu 4. Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê :
Các em dựa vào nội dung mục 1, SGK để vẽ sơ đồ (xem gợi ý phần bài tập tự kiểm tra, đánh giá). Tiếp đó, nên so sánh với bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh để thấy được sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê.
Câu 5. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống :
Các em dựa vào phần cuối mục 3, SGK để trả lời. Cần làm rõ cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của nước ngoài, biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta, giữ vũng nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc vào sức mạnh, tiền đồ của dân tộc và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Câu 6. Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển :
Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 7. Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có những thay đổi như :
Trong xã hội : vua, cẩc quan vãn - võ, một số ít nhà sư tạo thành bộ máy thống trị. Nhũng người bị trị bao gồm : nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ, một số ít địa chủ, nô tì. Nhìn chung cuộc sống của nhân dân ta còn đơn giản, bình dị.
Về vãn hoá, giáo dục : chưa phát triển. Nho học xâm nhập vào nước ta, nhung chưa ảnh hưởng đáng kể. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dụng ở nhiều nơi. Nhiều loại hình văn hoá dân gian (đánh đu, đấu vật, nhảy múa...) được duy trì và phát triển.
Đây là bước tiến quan trọng, nhất là sự phát triển của Phật giáo và các lễ hội được tiếp tục duy trì.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Em hãy hoàn thành sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương thời Tiền Lê.
Câu 2. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển ?
Câu 3. Nêu công lao của Lê Hoàn đối với lịch sử dân tộc.