Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

  • Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa trang 1
  • Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa trang 2
  • Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa trang 3
  • Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa trang 4
  • Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa trang 5
  • Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa trang 6
  • Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa trang 7
12. s ô'NC K|NH TÈ yĂN HOÁ
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được những nội dung sau :
- Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định như diện tích đất đai được mở rộng, công tác thuỷ lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
Nội thương mở rộng, việc buôn bán với nước ngoài được phát triển.
Xã hội có sự chuyển biến về giai cấp. Văn hoá, giáo dục phát triển, hình thành nền Văn hoá Thăng Long.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Đời sống kinh tế
Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
— Ruộng đất công làng xã là bộ phận chủ yếu - nguồn thu nhập lớn nhất của nhà nước và nhân dân, chiếm phần lớn diện tích đất trồng trọt. Nông dân được chia ruộng để cày cấy, tự nuôi sống, nộp thuế và làm nghĩa vụ cho nhà nước.
Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp (lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào vét kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm. giết hại trâu bò...), nhiều năm mùa màng bội thu. Đó là những chính sách tiến bộ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Thủ công nghiệp :
+ Thủ công nghiệp nhân dân (dân gian) tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.
+ Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc ; làm giấy, đúc đồng, rèn sắt... đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...
Thương nghiệp :
+ Việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước. Thăng Long trở thành một trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp của nước ta. Vân Đồn là nơi giao lưu buôn bán với nước ngoài rất sầm uất.
Nguyên nhân của sự phát triển :
+ Đất nước độc lập, hoà bình, ổn định, thống nhất, có chính quyền vững mạnh và ý thức dân tộc là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
+ Nhà nước thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển, nên được mùa liên tiếp, đời sống nông dân ổn định, là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Mục II. Sinh hoạt xã hội và văn hoú
Những thay đổi về mặt xã hội
Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, hoàng tử, công chúa được phong đất và một số dân thường có nhiều ruộng trở thành địa chủ.
Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, gắn bó với làng, xã ; họ phải làm các nghĩa vụ cho nhà nước và nộp tô cho địa chủ ; một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác.
Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.
Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.
Giáo dục và vãn hoá
Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông...
Hoạt động ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc - Văn hoá Thăng Long.
Cách học
Mục I.
Dựa vào nội dung SGK để tìm hiểu nền tảng kinh tế của Đại Việt là nông nghiệp, ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất canh tác. Khác với giai đoạn sau, ruộng đất công dần dần bị ruộng tư lấn át.
Để hiểu rõ nhà nước đã thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, các em dựa vào SGK để trả lời. Thông qua đoạn chữ in nghiêng nhỏ tr.44, hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc hằng năm nhà vua tự tay cày tịch điền. Từ đó, nêu được tác dụng của các chính sách là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Những biểu hiện phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.
+ Tìm ra những điểm mới - sự chuyển biến của thủ công nghiệp. Qua quan sát Hình 23 - Bát men ngọc thời Lý và tham khảo đoạn chữ in nghiêng nhỏ tr.45, các em hiểu rõ hơn kĩ thuật làm đồ gốm, các sản phẩm của nghề dệt và sản phẩm thủ công nghiệp thời Lý. Qua đó, lí giải được vì sao Thăng Long trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp của cả nước.
+ Tham khảo thêm đoạn chữ in nghiêng nhỏ tr.46, qua đó thấy được việc buôn bán của nước ta với nước ngoài được mở rộng và phát triển. Lí giải vì sao nhà Lý chọn Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán với nước ngoài ? (đảm bảo an ninh quốc gia).
+ Cần giải thích nguyên nhân làm .cho kinh tế thời Lý phát triển (đất nước độc lập, thống nhất, chính quyền vững mạnh, nhà nước thực hiện nhiều chính sách tích cực...).
Mục II.
Sự biến đổi về kinh tế kéo theo sự biến đổi về cơ cấu xã hội. Để hiểu rõ về các tầng lớp, giai cấp trong xã hội thời Lý, các em dựa vào kiến thức trong SGK, tr.47, kết hợp với vẽ sơ đồ sau :
Dựa vào sơ đồ này, các em so sánh với thời Đinh - Tiền Lê, để thấy được sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn. Số địa chủ nhiều hơn, số nông dân tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm.
-Về những thành tựu tiêu biểu của giáo dục thời Lý, các em dựa vào SGK để trả lời. Trong đó, cần khắc sâu hai sự kiện : 1070 và 1075 - đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
+ Cần so sánh để thấy rõ bước phát triển của giáo dục thời Lý so với thời Đinh - Tiền Lê : dựng Văn Miếu, mở khoa thi, nội dung học tập chủ yếu là chữ Hán và Nho giáo. Tuy nhiên, cần thấy được hạn chế của giáo dục thời kì này (chỉ con nhà giàu và con quan lại mới có điều kiện đi học).
+ Cần lí giải vì sao dưới thời Lý, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh ? (giáo lí đạo Phật phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân). Các em tham khảo đoạn chữ in nghiêng nhỏ trong SGK, tr.48, kết hợp với quan sát Hình 25 - Chùa Một Cột để hiểu rõ hơn sự phát triển và ảnh hưởng rộng lớn của đạo Phật trong nhân dân và kiến trúc.
+ Ngoài kiến thức trong SGK, các em có thể sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh về kiến trúc và điêu khắc thời Lý, tìm ra đặc trưng nổi bật của các công trình này (chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, rồng thời Lý...).
+ Trên cơ sở tìm hiểu những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật), rút ra kết luận về sự hình thành và phát triển một nền văn hoá mới ở nước ta - Văn hoá Thăng Long.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Tịch điền : phần ruộng đất dành cho vua làm lễ cày ruộng đầu năm để khuyến khích nông dân sản xuất.
Địa tô : phần sản phẩm thặng dư do nông dân sản xuất phải nộp cho địa chủ vì lĩnh canh ruộng đất. Tô tức là thuế ruộng. Địa tô thời phong kiến nước ta nhìn chung nộp bằng sản phẩm (thóc, lúa), cũng có khi quy thành tiền để nộp tô.
Địa tô lao dịch : hình thức địa tô được áp dụng trong thời kì đầu của chế độ phong kiến, nông nô phải làm không công trên phần ruộng đất của địa chủ để được quyền cày cấy và hưởng hoa lợi trên phần đất được chia.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa :
Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Thể hiện qụan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.
Câu 2. Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp :
- Dựa vào nội dung mục 1, SGK để trả lời. Chú ý liệt kê các chính sách của nhà nước (chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa mang bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển).
Câu 3. Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý :
Phần này đã viết cụ thể trong SGK, các em dựa vào mục 2 để trả lời. Ngoài việc liệt kê thành tựu của thủ công nghiệp và thương nghiệp, các em cần lí giải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của hai ngành này (đất nước độc lập, thống nhất, chính quyền vững mạnh, nhà nước thực hiện nhiều chính sách tích cực, đặc biệt là chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp).
Câu 4. Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Có thể dựa vào sơ đồ sau để lí giải:
Câu 5. Xã hội thời Lý có những thay đổi so với thời Đinh - Tiền Lê :
Dựa vào nội dung mục 1 và kết hợp với sơ đồ để tìm ra sự biến đổi của các
tầng lớp, giai cấp trong xã hội thời Lý. Cần nhấn mạnh, so với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn, sô' nông dân tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm, sự phân biệt giàu - nghèo rõ hơn.
Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật thời Lý :
Nghệ thuật kiến trúc : quy mô tương đối lớn, kiến trúc độc đáo, sáng tạo, mang màu sắc Phật giáo.
Nghệ thuật điêu khắc : độc đáo, đa dạng, phong phú ; trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát, sống động.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Triều đại nào dưới đây tiến hành chính sách khai khẩn đất hoang, đào mương, đắp đê phòng ngập lụt, cấm giết hại trâu bò ?
nhà Ngô.	c. nhà Đinh.
nhà Tiền Lê .	D. nhà Lý.
Đặc điểm của nền giáo dục nước ta dưới thời Lý là
chủ yếu dạy chữ Hán và một số sách Nho giáo.
dạy học bằng chữ Nôm.
c. thi cử đã có quy chế rõ ràng.
D. chỉ có con nhà giàu và con quan lại mới được đi học.
Đặc điểm nổi bật của rồng thời Lý là
mình trơn, uốn lượn uyển chuyển như hình ngọn lửa.
đầu to, đuôi nhỏ dần.
c. mình có vảy, thân mập, có sừng lớn ở đầu.
Câu 2. Hãy điền vào cột bên trái nguồn gốc cấu thành các tầng lớp xã hội thời Lý tương ứng với cột bên phải.
Nguồn gốc
Các tầng lớp xã hội
Địa chủ
Nông dân tự do
Thợ thủ công
Nô tì
Câu 3. Biểu hiện sự phát triển của kinh tế thời Lý.
Câu 4. Nêu nhận xét về sự phát triển của văn hoá, giáo dục thời Lý.