Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

  • Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) trang 1
  • Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) trang 2
  • Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) trang 3
  • Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) trang 4
  • Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) trang 5
  • Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) trang 6
  • Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) trang 7
  • Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) trang 8
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ sơ (1428 -1527)
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được nhũng nét chính về :
Tổ chức nhà nước thời Lê sơ.
Những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.
Tình hình kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục.
Một số danh nhân và công trình văn hoá tiêu biểu.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật
* Tổ chức bộ máy chính quyển
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.
Tổ chức bộ máy chính quyền : đứng đầu triều đình là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).
Thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo, từ thời Thánh Tông được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã.
Tổ chức quân đội
Quân đội được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông". Quân đội có hai bộ phận chính : quân triều đình và quân địa phương, bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh.
Vũ khí có dao, kiếm, cung tên, hoả đồng, hoả pháo. Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu.
Luật pháp
Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một số luật mới mang tên Quốc triều hình luật (thường gọi là Luật Hồng Đức).
Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Mục II. Tình hình kinh tế- xã hội
Kinh tê
Nông nghiệp : Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đòi sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất; kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng ; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ... Thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.
Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
Thủ công nghiệp, thương nghiệp :
+ Nhiéu làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã ngày càng phát triển. Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...
+ Nhà nước khuyên khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuông.
Xã hội
Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội và sống chủ yếu ở nông thôn, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô.
Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế cho nhà nước.
Nô tì là tầng lớp xã hội thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì hoặc bức dân tự do làm nô tì.
Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước nên đời sống nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập. Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Mục III. Tình hình văn hoá, giáo dục
Tình hình giáo dục và khoa cử
Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
Văn học, khoa học, nghệ thuật
Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Mục IV. Một sô danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
Là nhà chính trị, quân sự tài ba, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới. Có nhiều tác phẩm có giá trị : Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...
Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Cả cuộc đòi ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương nhân.
Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và văn, thơ với nhiều tác phẩm có giá trị : Quỳnh uyển cửu ca, Văn minh cổ suý, Hồng Đức Quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
Là nhà Sử học nổi tiếng ở thế kỉ XV, một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển). Ông từng đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, Sử quán tu soạn.
Lương Thê Vinh (1442 - ?)
Là nhà Toán học nổi tiếng thời Lê sơ. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị : Đại thành toán pháp, Thiền niên giáo khoa.
Cách học
Mục I. Cần vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến đạo, phủ, châu, huyện, xã. Nên đối chiếu với sơ đồ bộ máy chính quyền thời Trần để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau.
-Nên đối chiếu với tổ chức quân đội thời Trần để rút ra những điểm giống nhau và khác nhau.
Cần nắm được những nét nổi bật về luật pháp thời Lê, từ đó suy nghĩ để hiểu được tính tích cực, tiến bộ của bộ luật Hồng Đức về chính trị (bảo vệ chủ quyền quốc gia), kinh tế (khuyến khích phát triển sản xuất), xã hội (bảo vê một số quyền lợi của phụ nữ)...
Mục II. Lập bảng thống kê các chính sách và biện pháp của nhà Lê về kinh tế từ sau chiến tranh, tuần tự theo các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Từ đó nắm được kết quả, tác dụng của những tiến bộ về chính sách, biện pháp phát triển kinh tế.
Cần nắm được tình hình, thân phận, địa vị của các tầng lớp xã hội thời Lê sơ, từ đó biết được tình hình phân hoá xã hội sâu sắc.
Mục III. Cần nắm được những chủ trương của nhà nước về giáo dục, khoa cử, tình hình hệ thống các trường học, đối. tượng được đi học, số lượng các khoa thi và số tiến sĩ được đào tạo để thấy được sự phát triển của giáo dục thời Lê sơ.
Lập bảng thống kê từng mặt (văn học, sử học, địa lí, y học, toán học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc) thời Lê sơ để nẳm được những thành tựu nổi bật thời Lê sơ trong các lĩnh vực này.
Mục rv. Cần lập bảng thống kê các danh nhân và tóm tắt những đóng góp của từng danh nhân theo nội dung SGK.
Một sô' khái niệm, thuật ngữ
Cục Bách tác : cơ quan quản lí các xưởng thủ công của nhà nước thời phong kiến.
Đinh : người đàn ông từ 18 tuổi trở lên, theo luật pháp phong kiến, phải nộp thuế và làm các nghĩa vụ khác.
Đồn điền : đất hoang được khai khẩn thời phong kiến do nhà nước tổ chức khai hoang và trực tiếp quản lí ruộng đất khai hoang ; người đi khai hoang thường là quân lính, tù binh hay dân nghèo.
Đồn điền sứ: chức quan của nhà nước phụ trách công việc khai hoang thời phong kiến.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước (chính quyền) thời Lê sơ : Cần vẽ theo sơ đồ bộ máy quân chủ trung ương tập quyền từ triều đình đến đạo, phủ, huyện, châu, xã. Dựa vào nội dung SGK (mục 1, bài 20) và sơ đồ để trình bày.
Câu 2. Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ : Cần lưu ý những điểm giống với thời Lý, Trần (theo chế độ "ngụ binh ư nông", tổ chức chặt chẽ, luyện tập hằng năm...), khác với thời Trần là không có quân đội của các vương hầu quý tộc...
Câu 3. Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông : Cần dựa vào nội dung mục 1 và mục 2, SGK để trả lời.
Câu 4. Nhận xét về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ rất tiến bộ, các tác dụng giải phóng sức lao động xã hội, bảo đảm lực lượng lao động sản xuất để phát triển kinh tế...
Câu 5. Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ. Cần lập bảng thống kê theo trình tự các lĩnh vực và thành tựu của từng lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp để trình bày.
Câu 6. Các tầng lớp và giai cấp thời Lê sơ : Dựa vào nội dung mục 2 (tr. 98) để trả lời. Về các giai cấp có thể trình bày chung là có 2 giai cấp : thống trị (địa chủ, phong kiến), bị trị (nông dân và các tầng lớp lao động khác).
Câu 7. Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên : Dựa vào nội dung SGK để trình bày, nêu lên được nhờ có những nỗ lực to lớn của nhân dân vượt qua những khó khãn sau chiến tranh, tích cực, cần cù lao động, nhà nước Lê sơ quan tâm đến đất nước, nhân dân thể hiện ở nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực, tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, quốc phòng, vãn hoá, giáo dục, xã hội.
Câu 8. Những cống hiến của Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đối với nước Đại Việt : Dựa vào nội dung SGK (tr. 102) để trả lời. Có điều kiện nên tìm- đọc thêm .sách viết về hai danh dân văn hoá xuất sắc này của dân tộc.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng, ỉ. Quốc hiệu nước ta thời Lê sơ là
Đại Nam.	C. Đại Ngu.
Việt Nam.	D. Đại Việt.
Chính quyền phong kiến nước ta được hoàn chỉnh nhất vào thời
Lê Thái Tổ.	c. Lê Thánh Tông.
Lê Thái Tông.	D. Lê Nhân Tông.
Dưới thời Lê sơ, vị vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội là vua
Lê Thái Tổ.	c. Lê Nhân Tông.
Lê Thái Tông.	D. Lê Thánh Tông.
Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên vào thời vua
Lê Thái Tổ.	c. Lê Thánh Tông.
Lê Thái Tông.	D. Lê Nhân Tông.
Bộ luật được biên soạn và ban hành thời vua Lê Thánh Tông là
bộ Hình thư.	c. bộ Hoàng triều luật	lệ.
bộ Hình luật.	D. bộ Quốc triều hình	luật.
Câu 2. Hãy nối ô bên phải (tác giả) với ô bên trái (tác phẩm) sao cho đúng.
1. Lê Thánh Tông
2. Nguyễn Trãi
3. Lương Thế Vinh
4. Ngô Sĩ Liên
Câu 3. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương thời Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông có gì khác nhau ?
Câu 4. Vì sao sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính giải ngũ ?
Câu 5. Nhà nước Lê sơ đã làm gì để phục hồi và phát triển nông nghiệp ?
Câu 6. Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt
thời Lê sơ. Vì sao giáo dục, khoa cử thời Lê sơ phát triển ?