Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI

  • Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI trang 1
  • Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI trang 2
  • Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI trang 3
  • Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI trang 4
  • Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI trang 5
ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ CHƯƠNC VI
I. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hộ thống lại những kiến thức cơ bản đã học ở các bài trong chương V và chương VI.
Củng cố để nắm chắc và trình bày được một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản đã học ở chương V và chương VI.
Củng cố kĩ năng trình bày, lập bảng hệ thống, bảng niên biểu những thành tựu trên các lĩnh vực, về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (chống Xiêm, Thanh), về phong trào nông dân khởi nghĩa (thế kỉ XVI, XVIII).
Kiến thức cơ bản
-Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình chính trị của đất nước có nhiều biến động ; nhà nước phong kiến tập quyền Lê sơ suy sụp, nhà Mạc được thành lập đầu thế kỉ XVI; các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều ở thế kỉ XVI, chiến tranh Trịnh - Nguyễn thế kỉ XVII, đất nước bị chia cắt kéo dài (thế kỉ XVII - XVIII).
Mặc dù tình hình chính trị có nhiều biến động, đất nước bị chia cắt, nhưng tổ chức chính trị vẫn theo thể chế nhà nước phong kiến tập quyền. Từ thế kỉ XVI - XVIII, nhà nước phong kiến tập quyền đã suy yếu, rồi được củng cố ở nửa đầu thế kỉ XIX (nhà Nguyễn) - nhà nước phong kiến tập quyền chuyên chế.
Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp, thương nghiệp, sự hưng khởi của nhiều đô thị ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, đến nửa đầu thế kỉ XIX không còn được phát triển như các thế kỉ XVII - XVIII.
Vãn hoá phát triển mạnh, có những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo, Văn học, nghệ thuật.
Phong trào nông dân khởi nghĩa đã bùng nổ ở thế kỉ XVI, lan rộng, quyết liệt, mạnh mẽ ở thế kỉ XVIII, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn với những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ở nửa đầu thê' kỉ XIX, khởi nghĩa nông dân lại bùng nổ mạnh mẽ ở nhiều địa phương nhưng đem lại kết quả như phong trào Tây Sơn.
Cách học
Để nắm chắc được những kiến thức cơ bản trong chương V và chương VI, nhất thiết cần phải lập bảng thống kê từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khởi nghĩa nông dân theo thời gian thế kỉ XVI, XVII, XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Nên làm rõ tình hình của Đàng Trong, Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVII - XVIII. Về lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống các đơn vị hành chính, nên vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Mạc, Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Vương triều Tày Sơn của Quang Trung (1789 - 1792), Vương triều Nguyễn.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào ? Để trả lời câu hỏi này, hãy dựa vào SGK trả lời các câu hỏi như :
Những biểu hiện về sự mục nát của vua, quan nhà Lê đầu thế kỉ XVI (liên hệ với bài 21, mục 1, nêu lên được những biểu hiện chính như vua, quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ vương triều mâu thuẫn...).
Cuộc xung đột Nam - Bắc triều diễn ra vào lúc nào ? Những biểu hiện về sự suy yếu của nhà nước tập quyền.
Thời gian diễn ra cuộc xung đột kéo dài Trịnh - Nguyễn, những biểu hiện của sự suy yếu của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, nhà Nguyễn ở Đàng Trong.
Hệ thống, tổng hợp các biểu hiện nói trên để rút ra kết luận : từ thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến tập quyền đã suy yếu.
Câu 2. Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia như thế nào ? Cần liên hệ với mục II, bài 25 để trả lời, nêu lên được vai trò và những đóng góp to lớn có ý nghĩa quyết định của phong trào Tây Sơn và của vương triều Quang Trung thể hiện trong diễn biến của phong trào Tây Sơn như là người chỉ huy quân Tây Sơn bắt, giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cũng là người chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh và sau đó là chính quyền vua Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, là vị tổng chỉ huy đánh bại 5 vạn quân xâm lược Xiêm, 29 vạn quân xâm lược Thanh, là vị hoàng đế sáng lập ra Vương triều Tây Sơn với nhiều chính sách cải cách tích cực... củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc. Từ đó rút ra kết luận trả lời câu hỏi.
Câu 3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao ? Để trả lời câu hỏi này, cần liên hệ với bài 24, SGK, lần lượt trình bày các sự kiện như :
Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã làm gì (tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình và các địa phương, xưng vương, xưng hoàng đế) kết hợp với vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của Gia Long, đối chiếu với tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê, Mạc để trả lời câu hỏi.
Câu 4. Tình hình kinh tế, văn hoá ở các thế kỉ XVI - nửa đầu thế kỉ XIX. Cần liên hệ với bài học ở chương V và VI, SGK để lập bảng hệ thống theo thời gian và thống kê những nét khái quát tình hình các lĩnh vực kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp), văn hoá (tư tưởng, tôn giáo, vãn học, giáo dục, khoa học - kĩ thuật) để trả lời câu hỏi.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Nhà nước phong kiến tập quyền ở nước ta bắt đầu suy thoái từ
cuối thế kỉ XV. c. thời Mạc.
đầu thế kỉ XVI. D. thời vua Lê Uy Mục.
Nguyên nhân dãn đến các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều,
Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Ánh - Tây Sơn là do
sự tranh giành quyền lợi giữa các thế lực phong kiến.
sự suy yếu của chính quyền trung ương.
c. mâu thuẫn giữa các dòng họ Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn sâu sắc.
D. điều kiện tự nhiên và cơ sở kinh tế - xã hội.
Mục đích của các thế lực phong kiến Lê, Trịnh, Mạc ; Trịnh - Nguyễn ; Nguyễn Ánh, Tây Sơn trong các cuộc chiến tranh ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII là để
củng cố quốc gia thống nhất.
đoàn kết dân tộc.
c. phát triển kinh tế công, thương nghiệp.
D. tiêu diệt các tập đoàn phong kiến đối địch, nắm độc quyền thống trị đất nước.
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân ở các thế kỉ XVI, XVIII, nửa đầu XIX là do
vua, chúa, quan lại ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến đời sống của dân chúng.
nông dân bị địa chủ, quan lại, hào lí áp bức, bóc lột tàn bạo. c. đời sống nông dân quá cực khổ.
D. thiên tai, hạn, lũ lụt, mất mùa, đói, phiêu tán.
Câu 2. Hãy điền họ tên những người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa nông dân ở các thế kỉ XVI, XVIII, XIX vào bảng thống kê dưới đây sao cho phù hợp.
Năm bùng nổ
Họ và tên người lãnh đạo
1516
1512
1515
1516
1737
1738
1739
1741
1821
1833
1854
Câu 3. Lập bảng hệ thống kiến thức theo nội dung sau :
Kinh tê
Tình hình phát triển, thành tựu
Thế kỉ XVI
Thê kỉ
XVII XVIII
Thế kỉ XIX
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Câu 4. Lập bảng hệ thống kiến thức tình hình văn hoá trong các thê' kỉ XVI - nửa đầu XIX theo mẫu sau :
Văn hoá
Nhưng nét chính
Tôn giáo
Văn học
Nghệ thuật
Giáo dục, khoa học - kĩ thuật
Câu 5. Những nguyên nhân của sự phát triển văn học dân tộc, đặc biệt là vãn học dân gian trong các thế kỉ XVI - nửa đầu XIX.
Câu 6, Hãy nêu nhận xét về nguyên nhân bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân ở thế kỉ xvm và nửa đầu thế kỉ XIX.