Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

  • Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV trang 1
  • Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV trang 2
  • Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV trang 3
  • Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV trang 4
18. CUỘC KHÁNC chiến Của nhà hó VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG ỌUÂN MINH ĐẦU THÊ KỈ XV
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được những nét khái quát về :
Diễn biến cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ. Nguyên nhân thất bại chủ yếu là do đường lối sai lầm, không dựa vào nhân dân để đánh giặc.
Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và hậu quả nặng nề đối với xã hội Việt Nam.
Các cuộc khởi nghĩa chống đô hộ của quân Minh đầu thê' kỉ XV và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đó.
Kiến thức cơ bản
Mục ỉ. Cuộc xâm lược của quán Minh vù sự thất hại của nhà Hồ
-Tháng 11-1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân
phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.
Quân Minh tiến qua biên giới Lạng Sơn, nhà Hồ không chống cự được phải . lui về bờ nam sông Hồng, cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội).
Cuối tháng 1 - 1407, quân Minh đánh chiếm thành Đa Bang, rồi tràn xuống đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long), nhà Hồ lui về thành Tây Đô (Thanh Hoá).
Tháng 4 - 1407, quân Minh đánh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh. Tháng 6 - 1407, Hồ Quý Ly và nhiều triều thần nhà Hồ bị bắt. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại.
Mục 2. Chính sách cai trị của nhà Minh
Nhà Minh biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc như thời Bắc thuộc, thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta ; đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc.
Thi hành chính sách đồng hoá triệt để ở tất cả các mặt, bóc lột dân ta thông qua hàng trăm thứ thuế tàn bạo, tàn phá các công trình vãn hoá, lịch sử, đốt sách hoặc chở về Trung Quốc...
Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho xã hội nước ta thêm khủng hoảng sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân ta làm vào cảnh lầm than điêu đứng.
Mục 3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhả Trần
Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409) : Trần Ngỗi là con của vua Trần, tháng 10 - 1407 tự xưng là giản định Hoàng đế. Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng. Tháng 12 - 1408, nghĩa quàn tiến đánh thành Bô Cô (Nam Định) và giành chiến thắng lớn.
Sau đó, Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết hại hai tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc khởi nghĩa tan rã dần.
Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414) : Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị giết, con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh DỊ cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang đế. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu.
Tháng 8-1413, quân Minh tăng cường đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
Cách học
Mục 1. Lập bảng thống kê và sử dụng bản đồ (tr. 19, tập Bản đồ và tranh ảnh Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009) để nắm được niên đại và diễn biến chính cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của nhà Hổ.
Mục 2. Liên hệ với chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc ở nước ta thời Bắc thuộc đã học ở lớp 6 để thấy được ấm mưu xàm lược, chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo của nhà Minh đối với nước ta.
Mục 3. Sử dụng bản đồ (tr. 19, tập Bản đồ và tranh ảnh Lịch sử 7, Sđd) khi học để nắm được những nét chính diễn biến các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV của quý tộc Trần. Cần chú ý phân tích để hiểu được nguyên nhân dẫn đến thất bại và đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa đó (về thành phần những người lãnh đạo, lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa, phạm vi hoạt động...).
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ : Để trả lời câu hỏi này, học sinh nên liên hệ với bài 14, SGK để nêu được sự khác nhau căn bản. Nhà Trần tiến hành kháng chiến th*eo đường lối dựa vào nhân dân để đánh giặc, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, còn nhà Hồ lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc.
Câu 2. Nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược Minh trước khởi nghĩa Lam Sơn :
Về nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa, cần liên hệ với chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đưa đến sự bất mãn, cãm thù của các quý tộc nhà Trần và lòng yêu nước bất khuất của nhân dân ta bấy giờ.
Cần chú ý đến thành phần xuất thân của người lãnh đạo, thời gian tồn tại và phạm vi không gian hoạt động để trả lời đặc điểm các cuộc khởi nghĩa.
Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa, cần nêu được sự thiếu liên kết, phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất, nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn thiếu đoàn kết với nhau...
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Quân Minh tiến hành xâm lược nước ta vào thời gian
A. đầu nãm 1406.	B. giữa nãm 1406.
c. tháng 11 - 1406.	D. tháng 12 - 1406.
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại vào thời gian
A. tháng 11 - 1406.	B. tháng 1 - 1407.
c. tháng 4 - 1407.	D. tháng 6 - 1407.
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại vì
lực lượng quân xâm lược Minh quá hùng mạnh.
Hồ Quý Ly không dựa vào dân, không đoàn kết được toàn dân đánh giặc, c. các quý tộc nhà Trần ra sức chống lại Hồ Quý Ly.
D. nhân dân không tham gia kháng chiến.
Mục đích xâm lược nước ta năm 1406 của nhà Minh
vì Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần.
vì các quý tộc nhà Trần cầu cứu nhà Minh giúp lật đổ nhà Hồ. c. để xâm chiếm nước ta, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
D. để thống trị nước ta, vơ vét của cải, bóc lột và đồng hoá dân tộc ta.
Câu 2. Hãy hoàn thành bảng sau về diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và
Trần Quý Khoáng.
Thời gian
Diễn biến chính
Kết quả
Tháng 10-1407
Đầu năm 1408
Tháng 12-1408
Giữa nãm 1411
Tháng 8 - 1413
Câu 3. Những chính sách cai trị đối với nước ta của nhà Minh đầu thê' kỉ XV.