Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

  • Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 1
  • Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 2
  • Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 3
  • Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 4
  • Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 5
  • Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 6
  • Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 7
  • Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn trang 8
27. CHg Độ pH0NC K|ỆN NHÀ nguyễn
I. HƯỚNG DẪN HỌC
1. Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được khái quát về :
Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
Các chính sách về chính trị, kinh tế.
Các cuộc nổi dậy tiêu biểu của nhân dân dưới triều Nguyễn (Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Cao Bá Quát) : mục tiêu, người lãnh đạo, thành phần tham gia, kết quả.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Tình hình chính tri - kinh tế
Nhà Nguyễn lập lại chê độ phong kiến tập quyền
Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn : Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.
Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền :
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn. Năm 1806, lên ngôi Hoàng đế.
+ Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương. Ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long) năm 1815. Các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên) ; quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
Kinh tê dưới triều Nguyễn
Về nông nghiệp : Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền, đặt lại chế độ quân điền... Tuy có một số huyện mới được thành lập (do lấn biển khai hoang) như Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và hàng trăm đồn điền được thành lập ở Nam Kì, nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. Thời Tự Đức, đê Văn Giang (Hưng Yên) 18 năm liền bị vỡ.
Về công thương nghiệp
+ Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu... Ngành khai thác mỏ được mở rộng, nhưng cách khai thác còn lạc hậu và hoạt động thất thường.
+ Các nghề thủ công vẫn phát triển nhung phân tán, thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề. Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi do đất nước đã thống nhất, xuất hiện thêm nhiều thị tứ mới.
Về ngoại thương, nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài.
Mục I. Các cuộc nổi dậy của nhân dân
Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
Ngày càng khổ cực vì địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế, phu dịch nặng nề.
Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi, dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
* Các cuộc nổi dậy
ở nửa đầu thế kỉ XIX, đã có hàng trăm cuộc nổi dậy chống lại triều Nguyễn nổ ra liên tục rải rác nhiều địa phương trong cả nước.
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu :
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827) : Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Phan Bá Vành bao gồm nhiều tỉnh : Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. Nhà Nguyễn phải tốn nhiều công sức trong nhiều năm mới dẹp nổi.
+ Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835) : Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, ông cùng một số tù trưởng tập hợp dâri chúng nổi dậy. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân lan rộng khắp vừng núi rừng Việt Bắc và một số địa phương vùng trung du. Nhà Nguyễn phải ba lần đem đạo quân lớn mới dẹp nổi.
+ Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835) : Lê Văn Khôi vốn là thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Năm 1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định). Nhân dân nhiều tỉnh ở Nam Kì nổi dậy hưởng ứng. Năm 1834, ông bị bệnh qua đời, con trai mới 8 tuổi lên thay. Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp tàn khốc.
+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856): Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là nhà nho, nhà thơ lỗi lạc. Ông cùng một số bạn bè hô hào nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy. Đầu năm 1855, ông hi sinh trong một trận chiến đấu ở vùng Sơn Tây (Hà Nội). Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục đến cuối năm 1856 mới bị dập tắt.
Ý nghĩa : Các cuộc đấu tranh nổ ra ở nhiều địa phương, thời gian kéo dài thể hiện sự kế thừa truyền thống bất khuất chống áp bức, bóc lột, cường quyền của dân tộc ta. Góp phần củng cố'khối đoàn kết, thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Cách học
Mục I. Dựa vào SGK, ghi nhớ các niên đại và các sự kiện chính để trình bày được việc Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, tổ chức bộ máy chính quyền và hành chính ở triều đình và các địa phương, luật pháp, quân đội như thế nào. Nên so sánh với tổ chức bộ máy nhà nước Lê Thánh Tông (ở triều đình và hệ thống các đơn vị hành chính địa phương các cấp), tổ chức quân đội để thấy được những điểm giống và khác nhau.
Cần dựa vào SGK, lập bảng thống kê về tình hình kinh tế thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Dựa vào bảng thống kê đó để trình bày được khái quát, tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn và tác động của nó tới tình hình chính trị, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Mục II. Cần nắm được những biểu hiện về đời sống cực khổ của nhân dân hiểu và trình bày được nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều Nguyễn.
Cần dựa vào SGK để lập bảng thống kê các niên đại, các sự kiện chính, kết hợp với sử dụng lược đồ H.65 để trình bày được một cách khái quát diễn biến các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chê' độ phong kiến tập quyền. Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu được chế độ phong kiến tập quyền là chế độ mọi quyền lực đều tập trung vào tay một cá nhân - ông vua (vua làm chủ, có toàn quyển quyết định mọi việc). Sau khi đánh đổ vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã làm những gì trong việc tổ chức bộ máy chính quyền và bộ máy chính quyền đó có phải là tổ chức chính quyền của chế độ phong kiến tập quyền không. Nếu đúng thì đó là những việc làm để lập chế độ phong kiến tập quyền của nhà Nguyễn.
Câu 2. Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào. Hãy dựa vào kết quả của công cuộc khai hoang thời Nguyễn ghi ở SGK để nêu lên được tác dụng trong việc mở mang thêm diện tích ruộng đất để sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho dân nghèo, không có ruộng đất sản xuất.
Câu 3. Để trả lời cho câu hỏi tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong, cần thấy được ở nửa đầu thế kỉ XIX, ruộng đất bị bỏ hoang hoá rất nhiều do nông dân bị địa chủ cường hào cướp mất ruộng dất, nạn đói xảy ra... nhiều năm nên nông dân phải bỏ làng, lưu vong.
Câu 4. Để trả lời câu hỏi tại sao việc đắp đê ở thòi Nguyễn gặp khó khăn, cần hiểu được các vua quan thời Nguyễn phần lớn không am hiểu tình hình khí hậu, điều kiện tự nhiên ở Đàng Ngoài, không nhận thức được tầm quan trọng của vấn 
đề đê điều, trị thuỷ và thuỷ lợi nên không được quan tâm chú trọng dẫn đến hậu quả lũ lụt, hạn hán, vỡ đê thường xuyên xảy ra mà vua, quan bất lực.
Câu 5. Để trả lời câu hỏi nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Nguyễn hãy căn cứ vào những biểu hiện của tình hình thủ công nghiệp nhà nước, các nghề thủ công, làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước (Bát Tràng, Vạn Phúc, Ngũ Xá...), công nghiệp khai mỏ... từ đó nêu lên nhận xét về sự phát triển thủ công nghiệp thời Nguyễn.
Câu 6. Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây : Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu biết được chủ trương chung của nhà Nguyễn là khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây, xuất phát từ chủ trương đó, trong chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây là chỉ được ra vào buôn bán ở một số cảng đã quy định, không được mở cửa hàng.
Câu 7. Để trả lời câu hỏi ở nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điểu kiện gì mới để phát triển kinh tế thuận lợi, cần biết ở thời kì này đất nước đã thống nhất có điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế (khai thác và huy động được nhân tài vật lực, các nguồn tài nguyên của cả nước...). Được kế thừa các thành tựu về kinh tế công thương nghiệp của các thế kỉ XVI, XVII, XVIII, nên có thuận lợi để tiếp tục phát triển.
Câu 8. Những nét chính của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội. Nên lập bảng hệ thông về tình hình các lĩnh vực để trả lời câu hỏi trên.
Câu 9. Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX. Dựa vào SGK để nêu lên tình hình chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, quan lại, cường hào tham nhũng, áp bức, bóc lột nông dân, chính sách tô thuế, phu dịch nặng nề của nhà nước, thiên tai, dịch bệnh... Từ đó rút ra nhận xét : đó chính là những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Câu 10. Những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX. Cần biết được ba cuộc khởi nghĩa lớn bấy giờ là khới nghĩa Phan Bá Vành, khởi nghĩa Nông Văn Vân, khởi nghĩa Lê Vãn Khôi. Dựa vào lược đồ H.65 và nội dung SGK cần nêu được những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa này như mục tiêu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, thành phần tham gia, kết quả của cuộc khởi nghĩa (thành công hay thất bại).
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Nguyên nhân Nguyễn Ánh đánh đổ được vương triều Tây Sơn là do
nội bộ vương triều Tây Sơn quá suy yếu.
lực lượng quân Nguyễn quá mạnh, quân Tây Sơn không chống nổi. c. Nguyễn Ánh quá tài giỏi.
D. vua Quang Toản nhỏ tuổi, bất tài, quan quân Tây Sơn kém cỏi.
Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế vào năm
Nhà Nguyễn ban hành bộ luật có tên gọi là
Hình thư.	c. Hoàng triều luật lệ.
Quốc triều hình luật.	D. luật Hồng Đức.
Nguyễn Ánh chiếm được Quy Nhơn vào thời gian
tháng 1 - 1800.	c. tháng 6-1801.
tháng 12- 1800.	D. tháng 10 - 1801.
Các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia cả nước làm
24 đạo, lộ và 13 đạo thừa tuyên.
12 lộ, phủ và 30 tỉnh.
c. 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
D. 32 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
Chính sách của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây là
đặt quan hệ ngoại giao với các nước.
tăng cường tiếp xúc buôn bán.
cấm đến buôn bán ở các hải cảng.
cho phép tàu buôn được ra vào buôn bán ở một số cảng đã quy định.
Câu 2. Hãy nối các sự kiện ở ô bên phải với niên đại ở ô bên trái sao cho phù hợp về các cuộc khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Câu 3. Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về tình hình thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
Các lĩnh vực
Tình hình
Nông nghiệp
Công thương nghiệp
Các cuộc nổi dậy của nhân dân
Câu 4. Em có nhận xét như thế nào về chính sách của nhà Nguyễn đối với các nước tư bản phương Tây ?
Câu 5. Tại sao ở nửa đầu thế kỉ XIX có nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều Nguyễn ?
Câu 6. Vì sao các cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn đều bị đàn áp và thất bại ? Câu 7. Theo em, phong trào nông dân khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX có ý
nghĩa như thế nào ?