Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn

  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 1
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 2
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 3
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 4
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 5
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 6
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 7
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 8
k PHONG TRÀO TÂY SƠN
25
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được những nội dung chính về :
- Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.
Tiến trình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, tiêu diệt quân xâm lược Xiêm, lật đổ chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, đánh bại quân xâm lược Thanh.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
Xã hội Đàng Trong nửa sau thê kỉ XVIII
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng "quốc phó", khét tiếng tham nhũng.
ơ các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè phái, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải đóng nộp nhiều thứ thuế, nỗi oán giận của các tầng lớp nhân dân ngày càng dâng cao.
Ba anh em nhà Tây Sơn cãm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia, nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển.
Khởi nghĩa Tây Stm bùng nổ
Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai) lập cãn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đạc biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ, lực lượng ngày càng mạnh, nghĩa quân đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định), rồi mở rộng xuống đổng bằng. Đi đến đâu nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo...", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế. Các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương cũng tham gia hường ứng.
Mục II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn
Tháng 9-1773, quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn, địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng suốt từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn phải vượt biển vào Gia Định.
Quân Tây Sơn ở thế bất lợi : mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn. Trước tình hình đó, Nguyễn Nhạc tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn. Trong lần tiến quân năm 1777, quân Tây Sơn bắt được và giết chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)
Do Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, nãm 1784, hơn 5 vạn quân thuỷ, bộ Xiêm kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân.
Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành, Tiền Giang) để nhử quân địch. Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ khi lọt vào trận địa phục kích của quân Tây Sơn, bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, phải chạy sang Xiêm lưu vong.
Ý nghĩa : chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
Mục III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
Hạ thành Phú Xuân - Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
Tháng 6-1786, được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân rồi tiến ra nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong.
Với khẩu hiệu "phù Lê diệt Trịnh", quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Giữa nãm 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh (Trịnh Khải) bị dân bắt, nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.
Việc Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.
Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà lại rối loạn, Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan tàn dư của họ Trịnh. Từ đó, Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền và ra mặt chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm (con rể Nguyễn Nhạc) ra Bắc giết Chỉnh. Vũ Văn Nhậm kiêu căng, có mưu đồ riêng sau khi diệt được Chỉnh. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ lại đem quân ra Bắc diệt Nhậm.
Các sĩ phu nổi tiếng ở Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp,... hết lòng giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
Mục rv. Tây Sơn đánh tan quân Thanh
Quân Thanh xâm lược nước ta
Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh (Trung Quốc). Vua
Càn Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.
Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước ta.
Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp - Biện Sơn, một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.
Tại Thăng Long, quân Thanh ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống ra sức trả thù, báo oán rất tàn ngược... Khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước lên cao độ.
Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (cuối năm 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hoá, Quang Trung đều tuyển thêm quân.
Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo :
Đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long.
Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long.
Đạo thứ tư tiến ra Hải Dương.
Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của quân Thanh.
Đêm 30 Tết, quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiêu diệt toàn bộ quân Thanh ở đồn tiền tiêu. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy tấn công đồn Ngọc Hồi, quân giặc chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tự. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng, cùng với một số võ quan vội vàng bỏ chạy, vượt sông Nhị (sông Hồng) sang Gia Lâm. Trưa mồng 5 tết Kỉ Dậu (1789), Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào Thăng Long.
Nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Nguyên nhân thắng lợi: Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quàn. Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc vĩ đại.
Ý nghĩa lịch sử
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn : giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Cách học
Mục I. Dựa vào những biểu hiện về sự suy yếu của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII, đời sống cực khổ của nông dân do bị áp bức, bóc lột nậng nề, tàn bạo của quan lại cường hào, địa chủ... để nêu được nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Mục li và III. Cần lập niên biểu các niên đại và sự kiện lịch sử đã diễn ra từ năm 1771 đến năm 1788 để trình bày được tiến trình của khởi nghĩa Tây Sơn và những cống hiến to lớn : lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong, đánh bại quân xâm lược Xiêm, lật đổ chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài của phong trào này.
Mục IV. Cần hiểu được quân Thanh sang xâm lược nước ta không phải để giúp nhà Lê tiêu diệt Tây Sơn, mà nhân cơ hội vua Lê cầu cứu nhằm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. Cần thấy được cách đánh giặc của quân Tây Sơn ở Bắc Hà khi 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị kéo vào xâm lược. Liên hệ với cách đánh quân Mông - Nguyên của nhà Trần khi quân của Thoát Hoan kéo vào xâm lược nước ta.
Dựa vào H.59 (SGK) và lập bảng hệ thống các sự kiện đã diễn ra từ cuối năm 1788 đến đầu tháng 1 nãm Kỉ Dậu (1789) để nêu lên diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh của nghĩa quân Tây Sơn. Cần thấy được vai trò to lớn của vua Quang Trung trong cuộc kháng chiến này thông qua kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng suốt của ông.
Dựa vào nội dung SGK để nêu lên được 2 nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn (ý chí đấu tranh - tinh thần yêu nước, đoàn kết, hi sinh của nhân dân, sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của bộ chỉ huy, đứng đầu là Hoàng đế Quang Trung).
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa đầu thế kỉ XVIII : Lập bảng thống kê về cuộc sống của các tầng lớp xã hội ở Đàng Trong nửa đầu thế kỉ XVIII bao gồm quan lại, nông dân để nêu lên sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn, đời sống cực khổ của nông dân và nhân dân lao động đã cho thấy tình hình xã hội rối loạn.
Câu 2. Nhân dân hãng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu : Dựa vào các biểu hiện về sự mục nát của chính quyền Đàng Trong, đời sống cùng cực của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khổ, mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong, chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" họp lòng dân... để trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 3. Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút) làm trận địa quyết chiến : Quan sát lược đồ H.58 (SGK) để thấy được vị trí hiểm yếu của khúc sông này : Có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để giấu quân phục kích giành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc.
Câu 4. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút : Dựa vào sự phát triển lớn mạnh của nghĩa quân Tây Sơn sau chiến thắng này để thấy rằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đó, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
Câu 5. Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1789 và câu 6. Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê. Cần dựa vào bài học kết hợp với sử dụng kênh hình (H.56, 57, 58) để trả lời các câu hỏi trên.
Câu 7. Yếu tố giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền đó. Cần dựa vào những biểu hiện về sự hăng hái hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trong suốt tiến trình khởi nghĩa Tây Sơn và sự chỉ huy tài giỏi của Nguyễn Huệ để trả lời câu hỏi này.
Câu 8. Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu. Cần xem xét thái độ kiêu ngạo, chủ quan, khinh địch của Tôn Sĩ Nghị khi chiếm được Thăng Long và nhiều địa phương ở Bắc Hà cũng như thái độ, tâm lí của quân Thanh trong dịp Tết Kỉ Dậu lơ là, mất cảnh giác không đề phòng. Đó là thời cơ rất tốt để quân Tây Sơn giành thế chủ động, tấn công tiêu diệt quân Thanh.
Câu 9. Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh... Sử dụng SGK và lược đồ H.59 để trình bày diễn biến trận đại phá quân Thanh của vua Quang Trung. Cần thấy được tính thần tốc trong cuộc tiến công này để chớp thời cơ tiêu diệt quân Thanh trong dịp Tết Kỉ Dậu (1789).
Câu 10. Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789. Cần dựa vào SGK, lập bảng niên biểu về những chiến thắng của phong trào Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn, họ Trịnh, vua Lê, đánh bại quân Xiêm, Thanh và ý nghĩa lịch sử của các chiến thắng đó để trả lời cho câu hỏi trên.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong
đang rất mạnh.	B. như nửa đầu thế kỉ xvm.
C. đã suy yếu dần.	D. đã suy sụp hoàn toàn.
Đời sống của nông dân Đàng Trong ở nửa cuối thế kỉ XVIII
rất ổn định.
rất cực khổ
c. bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất D. bị quan lại, địa chủ bóc lột, đàn áp thậm tệ.
Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế (có xã có 20 xã trưởng và hàng chục quan thu thuế) đã chứng tỏ
xã hội rất phồn vinh.
kinh tế rất phát triển.
c. tổ chức chính quyền hoàn chỉnh, chặt chẽ.
D. nhân dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ.
Câu 2. Hãy nối ô bên phải với ô bên trái sao cho phù hợp về phong trào Tây Sơn.
Câu 3. Hay điền sự kiện lịch sử dân tộc cho phù hợp với mốc thời gian trong bảng sau :
Thời gian
Sự kiện lịch sử
Tháng 1-1785
Mùa hè 1786
Cuối năm 1786
Cuối năm 1788
Ngày 30 Tết Kỉ Dậu (1789)
Ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu (1789)
Câu 4. Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch GầmXoài Mút, Ngọc Hổi - Đống Đa, thắng lợi của khởi nghĩa Tây Sơn.
Các chiến thắng
Nguyên nhân thắng lợi
¥ nghĩa lịch sử
Rạch Gầm - Xoài Mút
Ngọc Hồi - Đống Đa
Khởi nghĩa Tây Sơn
Câu 5. Vì sao sau khi quân Tây Sơn diệt được họ Trịnh giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê lại được các sĩ phu nổi tiếng ở Bắc Hà đi theo và hết lòng giúp sức Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền ở Bắc Hà ?
Câu 6. Em hãy đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.