Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

  • Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến trang 1
  • Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến trang 2
  • Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến trang 3
  • Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến trang 4
  • Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến trang 5
  • Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến trang 6
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONC KIÊN
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Đây là bài có tính chất khái quát, tổng kết những đặc trưng cơ bản của xã hội phong kiến. Vì vậy, qua bài này học sinh cần nấm được :
Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.
Nền tảng kinh tế và và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.
Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
Phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa xã hội phong kiến phương Đông và phong kiến châu Âu.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến
Quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương
Đông và phương Tây có những điểm khác biệt:
Xã hội phong kiến phương Đông :
+ Hình thành sớm, vào thời kì trước Công nguyên (như Trung Quốc), phát triển chậm, mức độ tập quyền lớn hơn so với ở xã hội phong kiến phương Tây.
+ Khủng hoảng, suy vong kéo dài và sau đó rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Xã hội phong kiến phương Tây :
+ Ra đời muộn (thế kỉ V), phát triển nhanh.
+ Xuất hiện chủ nghĩa tư bản trong lòng chế độ phong kiến.
+ Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạri chế trong lãnh địa, mãi đến thế kỉ XV khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyển lực mới tập trung trong tay nhà vua.
Mục 2. Cơ sở kinh tế-xã hội của chê'độ phong kiến
-Cơ sở kinh,tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ còng. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
Mục 3. Nhà nước phong kiến
Các quốc gia phương Đông và phương Tây đều theo chế độ quân chử (do vua đứng đầu), nhưng khác nhau về mức độ và thời gian.
Ở phương Đông, chế độ chuyên chế đã xuất hiện từ thời cổ đại, đến thời phong kiến, nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện, quyền lực tập trung ngày càng cao trong tay vua (Hoàng đế, Đại vương, Thiên tử ...).
Ở phương Tây, thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hoà, đế chế, thực chất đều là quân chủ ; thời kì đầu là chê' độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.
Cách học
Mục 1. Trong mục này, các em cần so sánh về quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và phương Tây để rút ra những điểm khác biệt. Có thể tham khảo bảng so sánh sau :
Các thời kì lịch sử
Niên đại
Các quốc gia phong kiến phương Đông
Các quốc gia phong kiến phương Tây
Thời kì hình thành
Từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X
Từ thế kỉ V đến thế kỉ X
Thời kì phát triển
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV
Thời kì khủng hoảng và suy vong
Từ thế kỉ XVI đến giữa thê' kỉ XIX
Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV
Mục 2. Cần dựa vào SGK và kiến thức đã học để tìm ra điểm .giống và khác nhau về đặc trưng kinh tế, xã hội của các quốc gia phong kiến phương Đông và phương Tây. Có thể lập bảng so sánh như sạu :
Tiêu chí
so sánh
Các quốc gia phong kiến phương Đông
Các quốc gia phong kiến phương Tây
Cơ sở kinh tế
Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn
Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa
Giai cấp cơ bản
Đại chủ và nông dân
lĩnh canh
Lãnh chúa và nông nô
Mục 3. Dựa vào mục 3, SGK và vận dụng kiến thức đã học, các em lập bảng so sánh sự giống và khác nhau của nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây.
Giống nhau : đều là thể chế quân chủ.
Khác nhau : thời gian tồn tại và mức độ chuyên chế.
Các em có thể lập bảng so sánh theo mẫu :
Tiêu chí so sánh
Nhà nước phong kiên phương Đông
Nhà nước phong kiến phương Tây
Thời gian tồn tại
Mức độ chuyên chế
Một sô' khái niệm, thuật ngữ
Chê'độ quân chủ : là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
Chế độ quán chủ chuyên chế: thể chế chính trị của một nhà nước, trong đó vua hoặc người đứng đầu nhà nước có những quyền hạn cá nhân to lớn, nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cai trị thiếu dân chủ, thống trị áp bức nhân dân.
Chê' độ phong kiến phân quyền : chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước còn bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Nguyên nhân dãn tới tình trạng này là do chế độ phân phong ruộng đất, tạo nên các lãnh địa phong kiến. Trong mỗi lãnh địa, lãnh chúa phong kiến có toàn quyền như một ông vua nhỏ. Nhà vua trên thực tế cũng như là một lãnh chúa mà thôi. Cơ sở của chế độ này là nền kinh tế tự cung, tự cấp ở từng địa phương.
Chế độ phong kiến tập quyền : chế độ phong kiến ở giai đoạn đã có một chính quyền tập trung ở trung ương do vua nắm giữ. Nhà vua nắm mọi quyền lực - vương quyền và thần quyền. Quan lại các cấp là bề tôi của vua. Dân chúng đều là thần dân của vua. Cơ sở của chế độ này là nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ đã phát triển một bước.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ ?
Để trả lời câu hỏi này các em dựa vào mục 1, SGK. Cần nắm vững sự khác biệt là : xã hội phong kiến phương Đông ra đời sớm và tan rã muộn ; ngược lại, xã hội phong kiến phương Tây ra đời muộn và tan rã sớm.
Câu 2. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến :
Dựa vào mục 2, SGK để trả lời câu hỏi. Cần lí giải rõ hơn vì sao cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến (gồm cả phương Đông và phương Tây) chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
Câu 3. Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao ?
Để trả lời câu hỏi này, các em dựa vào mục 2, SGK. Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản : địa chủ và nông dân lĩnh canh (ở phương Đông) ; lãnh chúa phong kiến và nông nô (ở phương Tây).
Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.
Câu 4. Thế nào là chế độ quân chủ ?
Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế -Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy điền dấu (x) vào hai cột bên phải cho phù hợp với nội dung cột bên trái trong bảng dưới đây.
Nội dung
Xa hội phong kiến phương Đông
Xã hội phong kiến phương Tây
1. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
2. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản : địa chủ và nông dân lĩnh canh.
3. Sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công thương nghiệp ngày càng phát triển.
4. Chế độ quân chủ
5. Quá trình phong kiến hoá diễn ra ở các vương quốc Ảng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, ...
6. Ruộng đất nằm trong tay địa chủ.
7. Thế kỉ XV, các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành tập trung dần vào tay nhà vua.
8. Phong trào Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo nhằm chống lại sự thối nát của xã hội phong kiến.
9. Xã hội phong kiến được hình thành tương đối sớm nhung phát triển chậm chạp và suy vong muộn.
10. Xã hội có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Câu 2. Hãy ghép tên nhân vật lịch sử cho phù hợp với nội dung lịch sử trong bảng dưới đây.
Nội dung lịch sử
Nhân vật lịch sử
Người tìm ra châu Mĩ năm 1492.
Tác giả bộ "Sử kí' được viết dưới thời Hán.
Người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo.
Người có công trong việc thống nhất các bộ lạc Lào, thành lập nước Lan Xang.
Ông là người Thuỵ Sĩ, có công trong việc sáng lập đạo Tin Lành.
Tác giả vở kịch Sơ-kun-tơ-la của An Độ.
Vị vua kiệt xuất của Vương quốc Ma-ga-đa.
Người đem quân tiêu diệt nhà Tống, lập nên nhà Nguyên ở Trung Quốc.
Nhà soạn kịch vĩ đại trong phong ừào Văn hoá Phục hung.
Người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển trong thế kỉ XVI.
M. Lu-thơ
Tư Mã Thiên
Pha Ngừm
C. Cô-lôm-bô
Ka-li-đa-sa
Hốt Tất Liệt
Can-vanh
u. Sếch-xpia
k.	Ph. Ma-gien-lan
A-sô-ca
Câu 3. So sánh sự khác nhau về thể chế nhà nước của các quốc gia phong kiến phương Đông với các quốc gia phong kiến phương Tây.
Câu 4. Hãy nêu những thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia phong kiến phương Đông và phương Tây.