Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 1
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 2
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 3
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 4
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 5
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 6
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 7
sự PHÁT TRIỂN KINH TÊ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được những nét chính về :
-Những khó khăn sau ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Sự phát triển của kinh tế, văn hoá thời Trần và nguyên nhân của sự phát triển đó từ những chính sách, biện pháp tích cực của nhà nước và sự cố gắng của nhân dân.
Tình hình xã hội sau các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Sự phát triển kinh tế
Tình hình kinh tế sau chiến tranh
Nông nghiệp : Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc... và thực hiện các biện pháp khuyến nông : đắp đê, khai hoang, lập làng, bảo vệ trâu bò... có tác dụng tích cực làm cho kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển.
Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghê mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu (H.35) và gạch đất nung chạm khắc nổi (H.36, SGK) là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.
Thương nghiệp : Nhiều địa phương có chợ, buôn bán tấp nập, làm xuất hiện một số thương nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, chợ lớn. Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.
Tình hình xã hội sau chiến tranh
Sau chiến tranh, xã hội ngày càng phân hoá gồm nhiều tầng lớp :
Vương hầu, quý tộc ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Đây là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.
Tầng lớp địa chủ là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày thuê để thu tô, nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.
Nông dân cày ruộng công của nhà nước ở các làng xã, một số cày ruộng thuê của địa chủ nộp rồi tô cho chủ, là tầng lớp bị trị, bị bóc lột, chiếm số lượng đông nhất trong xã hội.
Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng ngày càng đông hơn do thủ công nghiệp và thương nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Tầng lớp thấp kém nhất xã hội là nông nô, nô tì. Họ bị lệ thuộc vào chủ và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.
Mục II. Sự phát triển văn hoá
Đời sống văn hoá
Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn trước như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc.
Đạo Phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý.
Nho giáo ngày càng phát triển, địa vị Nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng.
Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian : ca hát, nhảy múa, chèo, tuồng, các trò chơi,... vẫn được duy trì và phát triển.
Văn học
Nền văn học (bao gồm cả vãn học chữ Hán và chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc được phát triển mạnh dưới thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hoá Đại Việt. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu thời kì này cần ghi nhớ như : Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu...
Giáo dục và khoa học - kĩ thuật
Giáo dục : Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, đào tạo được nhiều tiến sĩ, trạng nguyên Nho học có tài năng.
Khoa học - kĩ thuật:
+ Năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời.
+ Y học có danh y nổi tiếng Tuệ Tĩnh.
+ Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo thành công súng thần công và đóng các loại thuyền lớn.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Thời Trần có các công trình nổi tiếng như tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hoá). Một số công trình được tu sửa có quy mô hơn như cung điện và Hoàng thành Thăng Long, cung Thái thượng hoàng ở Tức Mặc (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).
Cách học
Mục I.
Dựa vào SGK, lập bảng thống kê về tình hình các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp (nhà nước và trong nhân dân), thương nghiệp để biết được dưới thời Trần, sau chiến tranh nền kinh tế phát triển. Xem xét các chính sách của nhà Trần đã thực hiện trong lĩnh vực kinh tê' để hiểu được tác dụng tích cực của các chính sách đó đối với sự phát triển kinh tế thời Trần.
-Cần lập bảng thống kê về các tầng lớp xã hội thời Trần để biết được thời Trần sau chiến tranh, sự phân hoá xã hội mạnh hơn thời Lý, gồm có 5 tầng lớp trong xã hội và địa vị, thân phận của mỗi tầng lớp.
Mục II. Dựa vào SGK, cần liên hệ, đối chiếu với thời Lý để biết được những điểm khác về tôn giáo, tín ngưỡng, các hình thức sinh hoạt văn hoá như thời Trần, Phật giáo tuy vẫn thịnh hành nhưng không phát triển bằng thời Lý, địa vị Nho giáo được đề cao hơn và được trọng dụng. Suy nghĩ và tìm hiểu tại sao lại có sự khác nhau đó.
Lập bảng thống kê tên tác giả và tác phẩm văn học tiêu biểu. Từ đó, biết được sự phát triển mạnh mẽ của văn học (chữ Hán và chữ Nôm) thời Trần mang đậm bản sắc dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước.
Trình bày được những biểu hiện của sự phát triển giáo dục, khoa học - kĩ thuật thời Trần có những thành tựu mới hơn so với thời Lý.
Quan sát Hình 37 - Tháp Phổ Minh và Hình 38 - Đầu rồng men lục trong SGK để biết được sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Địa chủ : người chiếm hữu nhiều ruộng đất, không trực tiếp cày cấy, cho người khác (không có hay thiếu ruộng đất) cày thuê để bóc lột tô đối với người thuê ruộng.
Điền trang : ruộng đất tư của quý tộc, vương hầu thời Trần do chiêu tập dân nghèo khai hoang mà có.
Tá điền : người nông dân phải cày thuê (lĩnh canh) ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.
Thái ấp : số ruộng đất của quý tộc, vương hầu, quan lại được nhà vua ban cấp làm bổng lộc, thuộc quyền sở hữu của người được cấp thái ấp làm của riêng.
Nông nô : nông dân trong lãnh địa phong kiến châu Âu và nông dân trong các điền trang thái ấp thời Trần mà cuộc sống bị gắn chặt vào ruộng đất của chủ, phải nộp tô thuế nặng nề cho chủ. Họ có thể bị cho lãnh chúa đem bán, tặng hoặc chuyển nhượng cùng với ruộng đất mà họ canh tác.
Nô tì: người đầy tớ phục dịch trong nhà hay trong điền trang thái ấp, bị bóc lột nặng nề trong các gia đình quý tộc, quan lại thời phong kiến. Ở Việt Nam, chế độ nô tì phát triển ở thời Lý, Trần.
Tô (hiện vật) : là sản phẩm mà người nông dân tá điền phải nộp cho địa chủ sau khi thu hoạch mùa màng.
GỢI Ý TRẢ LỜI-CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Về tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh : Cần dựa vào SGK, nêu lên những biểu hiện tình hình các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ; liên hệ, đối chiếu, so sánh với tình hình kinh tế thời Lý để trả lời về sự phát triển kinh tế thời Trần sau chiến tranh (ví dụ : có nhiều ngành, nghề khác nhau, nhiều làng nghề, phường nghề ra đời...).
Câu 2. Để trả lời câu hỏi tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh, cần lập bảng hệ thống về các tầng lớp xã hội khác nhau và vị trí, thân phận của từng tầng lớp như vương hầu, quý tộc, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì. Từ đó nêu nhận xét về xã hội thời Trần sau chiến tranh phân hoá sâu sắc hơn trước chiến tranh.
Câu 3. Nhận xét về tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần :
Cần lập bảng thống kê tình hình từng lĩnh vực, chú ý đến những thành tựu nổi bật; so sánh, đối chiếu với thời Lý để nêu lên nhân xét về sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý.
Câu 4. Nguyên nhân văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển : Cần lưu ý đến các nguyên nhân đã thúc đẩy văn học, khoa học giáo dục phát triển như nhà nước chăm lo đến giáo dục, có những chính sách đào tạo (mở rộng trường học Quốc tử giám, lập trường học ở các lộ, phủ quanh kinh thành, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, đào tạo được nhiều nho sĩ, trí thức nhân tài (tiến sĩ, trạng nguyên). Nhờ đó, đội ngũ các nhà văn, thơ ngày càng nhiều, sau các lần kháng chiến thắng lợi kinh tế phát triển, xã hội thái bình, đội ngũ trí thức nho học càng thêm tự hào, yêu quê hương, đất nước.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Để phát triển sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh, nhà Trần đã
chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện chính sách khuyến khích khai hoang để mở rộng diện tích.
chú ý xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đê phòng lụt.
c. chia lại ruộng đất công cho dân cày theo phép quân điền.
# *
D. bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp - trâu, bò, cấm giết trộm.
Nhà Trần đẩy mạnh công việc khai hoang để thành lập
làng, xã mới.	c. đồn điền.
điền trang.	D. thái ấp.
Chức quan trông coi việc đắp đê thời Trần gọi là
Hà đê sứ.	c. Doanh điền sứ.
Khuyến nông sứ.	D. Thái uý.
Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và đô thị lớn nhất của cả nước thời
Trần là
c. Thăng Long. D. Thanh Hà.
Thiên Trường.
VỊ Hoàng.
Tình hình Phật giáo thời Trần
rất phát triển, hơn thời Lý.
phát triển như thời Lý.
c. phát triển nhưng không bằng thời Lý.
D. không phát triển.
Tình hình Nho giáo thời Trần
như thời Lý.
không bằng thời Lý. c. phát triển hơn thời Lý.
D. chiếm địa vị độc tôn trên lĩnh vực văn hqá tư tưởng.
Các công trình kiến trúc có giá trị như tháp Phổ Minh, thành Tây Đô được xây dựng dưới thời
A. Đinh.	B. Tiền Lê.	c. Lý.	D. Trần.
Nhà giáo Chu Văn An sống và làm việc dưới thời
A. Lý.	B.	Hồ.	c.	Trần.	D.	Lê sơ.
Nhà Trần định lệ thi Thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần vào năm
A. 1232.	B.	1246.	c.	1247.	D.	1296.
Vương triều	nào quy định lệ chọn	tam	khôi	(trạng nguyên, bảng	nhãn, thám
hoa) trong kì	thi Đình	ở Kinh thành	?
A. Đinh.	B.	Lý.	c.	Trần.	D.	Lê sơ.
Câu 2. Hãy nối các ô bên phải với ô bên trái sao cho đúng các địa phương có
các công trình kiến trúc (mới được xây dụng hoặc được tu sửa) dưới thời Trần.
1. Tháp Phổ Minh
a. Vĩnh Phúc
2. Thành Tây Đô
b. Nam Định
3. Tháp Bình Sơn
c. Thanh Hoá
4. Hoàng thành Thăng Long
d. Tức Mặc
5. Cung Thái thượng hoàng
e. Hà Nội
Câu 3. Hãy nêu địa vị, thân phận của các tầng lớp xa hội thời Trần sau ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên.
Câu 4. Sự phát triển của giáo dục, văn học, khoa học, nghệ thuật thời Trần có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển của quốc gia Đại Việt thời bấy giờ ?