Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

  • Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV trang 1
  • Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV trang 2
  • Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV trang 3
  • Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV trang 4
  • Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV trang 5
  • Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV trang 6
SỰSUY Sụp CLA NHÀ TRAN CUỐI THÊ' KỈ XIV
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu và trình bày được những nét chính về :
- Bức tranh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIV : kinh tế trì trệ ; vua quan, vương hầu, quý tộc ăn chơi sa đoạ, đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông nô, nô tì vô cùng cực khổ do bị áp bức, bóc lột tàn bạo, do đó mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, phong trào đấu tranh của nông dân, nông nô, nô tì nổ ra ở nhiều địa phương. Từ đó, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Trần và nhà Hồ được thành lập.
Các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly, bước đầu đánh giá được tác động của các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.
Kiến thức cơ bản
Mục I. Tình hình kinh tế- xã hội
Tình hình kinh tế
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều. Các công trình thuỷ lợi không còn được nhà nước chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.
Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. Ruộng đất công bị xâm lấn, thu hẹp, nông dân thiếu ruộng cày, đời sống ngày càng bần cùng, khốn khó.
Tinh hình xã hội
Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền...
Trong triều đình có nhiều kẻ gian tham, nịnh thần, làm rối loạn kỉ cương, phép nước... Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần, nhưng nhà vua không nghe.
Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.
Đầu nãm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại.
Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây, Hà Nội) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm được kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại do triều đình huy động một lực lượng lớn đàn áp...
Từ tình hình trên, cần rút ra được nhận xét về sự suy sụp của Vương triều Trần vào cuối thế kỉ XIV và tình hình khởi nghĩa nông dân lúc bấy giờ.
Mục II. Nhủ Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly
Nhà Hồ thành lập (1400)
Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình.
Năm 1400, Hồ Quý Ly, một viên quan đã từng giữ chức vụ cao nhất trong triều Trần, phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu.
Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
Về chính trị: thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần, thân cận với mình. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm sát tình hình.
Về kinh tế, tài chính : phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng ; ban hành chính sách "hạn điền", quy định biểu thuế ruộng, thuế đinh.
Về xã hội : ban hành chính sách "hạn nô", những năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân...
vể văn hoá, giáo dục : bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục ; cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học. Sửa đổi chế độ học tập, thi cử. Đặt chức học quan ở các lộ, cấp ruộng công cho các lộ để sử dụng vào việc học.
Về quân sự : thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. Tích cực sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới - thần cơ và thuyền chiến lớn - lâu thuyền. Xây dựng thành Tây Đô (Thanh Hoá), Đa Bang (Hà Nội).
Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
Ý nghĩa, tác dụng : Góp phần hạn chế tình trạng tập trung ruộng đất vào tay các quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn thất nhà Trần. Tăng
nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Hạn chế : Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân.
Cách học
Mục I.
Dựa vào SGK để nắm được những biểu hiện của sự suy sụp nền kinh tế ở các mặt : sản xuất nông nghiệp, đê điều, công trình thuỷ lợi, tình hình mùa màng, ruộng đất, tô thuế, đời sống cực khổ của người nông dân để hiểu và nêu lên được nhận xét về nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV.
Cần so sánh với tình hình xã hội thời Trần nửa đầu thê' kỉ XIV trở về trước để thấy được tình hình xã hội nửa cuối thế kỉ XIV ngày càng trở nên rối loạn được biểu hiện ở triều chính, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Sử dụng lược đồ (H.39, SGK) để trình bày về những cuộc khởi nghĩa của nông dân nửa cuối thế kỉ XIV.
Mục II.
Cần liên hệ với mục I để hiểu và nêu lên được việc nhà Hồ thay thế nhà Trần là không thể tránh khỏi, cần thiết, phù hợp với yêu cầu cấp thiết của đất nước, xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV.
Cần lập bảng thống kê niên đại và các biện pháp cải cách theo từng lĩnh vực chính trị, kinh tế - tài chính, văn hoá, giáo dục, quân sự để biết được các cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện trên nhiều mặt ; một số biện pháp cải cách được thực hiện trước khi nhà Hồ được thành lập.
Dựa vào tình hình kinh tế - xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, đối chiếu với các biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly để hiểu và nêu lên được ý nghĩa tác dụng của cải cách (đối với tình trạng tập trung ruộng đất vào tay quý tộc, địa chủ ; đối với thế lực kinh tế, chính trị của quý tộc Trần ; đối với nguồn thu nhập và quyền lực của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ; đối với sự phát triển của văn hoá, giáo dục...). Liên hệ, đối chiếu với tình hình xã hội và đời sống của nhân dân lao động cuối thời Trần với nội dung cải cách về kinh tế - xã hội để biết được những hạn chê' của cuộc cải cách.
Một sô khái niệm, thuật ngữ
Chữ Nôm : chữ viết của người Việt thời phong kiến, vận dụng chữ Hán để ghi lại tiếng nói dân tộc. Chữ Nôm xuất hiện từ lâu, có thể vào khoảng thế kỉ X, nhưng đến thời Trần mới được hệ thống hoá và được sử dụng trong việc sáng tác thơ, văn.
Phong kiến tập quyền (chế độ) : chế độ phong kiến ở giai đoạn đã có một chính quyền tập trung quyền lực ở trung ương do vua đứng đầu nắm giữ...
-Hạn điền (chính sách) : chính sách của Hồ Quý Ly ban hành năm 1397 nhằm hạn chế số lượng ruộng đất mà quý tộc, quan lại, địa chủ chiếm giữ. Với chính sách này, từ quý tộc, quan lại, địa chủ đến người dân chỉ được chiếm hữu đến 10 mẫu là tối đa.
Hạn nô : chính sách của Hồ Quý Ly thi hành từ năm 1401, nhằm hạn chê' số lượng nô tì của quý tộc, quan lại và người giàu. Quá số quy định của nhà nước, triều đình sung công và trả cho chủ mỗi gia nô 5 quan tiền, nếu người chủ có chúc thư thừa kế ba đời.
Quỷ tộc : tầng lớp có nhiều đặc quyền nhất trong giai cấp thống trị của xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Trong xã hội tư bản vẫn còn tầng lớp quý tộc.
Ruộng đất công (công điền, công thổ) : ruộng đất ở các làng, xã thuộc quyền sở hữu tối cao của triều đình phong kiến trung ương; nông dân không được phép mua bán, chuyển nhượng, chỉ được sử dụng theo quy định và nộp tô thuế cho nhà nước.
-Tú điền : người nông dân phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, phải nộp tô cho chủ.
Lũỉ/ỉ canh : nhận ruộng của địa chủ hoặc của công (của nhà nước, làng xã) để cày cấy và phải nộp tô (bằng thóc hay tiền) cho chủ ruộng, hay làng xã.
Nho giáo : hệ tư tưởng, đạo đức, chính trị do Khổng Tử (thế kỉ V TCN) đề xướng ở Trung Quốc (còn gọi là Khổng giáo, đạo Khổng). Đề cao những nguyên tắc trong quan hệ giữa người với người (vua - tôi, chồng - vợ, cha - con) nhằm phục vụ cho sự thống trị của vua chúa, nên được nhà nước phong kiến triệt để sử dụng. Về sau, được Mạnh Tử... bổ sung và hoàn chỉnh.
Phật giáo : một trong ba tòn giáo lớn trên thế giới, ra đời vào thế kỉ VI TCN, phát triển ở Đông Nam Á, Trung Á ; chủ trương làm điều lành, chống điều ác, từ bỏ mọi sung sướng, say mê để đạt đến nơi hạnh phúc nhất là cõi Niết bàn.
Niết bàn : theo Phật giáo, đó là cõi cực lạc, không tồn tại trên trần thế này (như thiên đàng theo đạo Thiên Chúa), phải tu hành đắc đạo, sau khi chết mới lên được.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội nước ta ở nửa sau thê' kỉ XIV : Cần dựa vào SGK, lập bảng thống kê tình hình kinh tế - xã hội bấy giờ bao gồm sản xuất nông nghiệp, đê điều, thuỷ lợi, mùa màng, ruộng đất, tô thuế, đời sống của các tầng lớp lao động. Từ bảng thống kê đó, biết và nêu lên được những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV.
Câu 2. Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV : Dựa vào bảng thống kê đã lập, nêu lên những biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế - xã hội bấy giờ để nhận xét về sự suy sụp của nhà Trần, không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV về trước, bởi vậy sự sụp đổ của nhà Trần là không thể ưánh khỏi.
Câu 3. Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông nô, nô tì ở nửa cuối thế kỉ XIV nói lên điều gì ? Tại sao ?
Cần dựa vào những biểu hiện sự suy sụp của nhà Trần trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân, nông nô, nô tì. Từ đó hiểu và nêu lên được cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thế kỉ XIV. Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.
Câu 4. Trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly : Dựa vào SGK, lập bảng thống kê niên đại, nội dung cải cách trên từng lĩnh vực : chính trị, kinh tế - tài chính, văn hoá, giáo dục, quân sự. Từ đó, hiểu và nêu lên nhận xét về những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, được thực hiện trong thời gian trước và sau khi nhà Hồ thành lập.
Câu 5. Dựa vào SGK để biết và nêu lên được những mặt tiến bộ của cải cách trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục và những hạn chế của cải cách biểu hiện tính chưa triệt để của chính sách hạn nô, chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân.
Câu 6. Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần, xã hội rối loạn để hiểu và nêu được nhận xét về Hồ Quý Ly (trong tình trạng đất nước khủng hoảng, ông đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành thực hiện cuộc cải cách trên nhiều mặt nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, cuộc cải cách có nhiều mặt tiến bộ) từ đó rút ra nhận xét Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa 
cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chê' trong cuộc cải cách của ông.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy điền các sự kiện lịch sử đã diễn ra cho phù hợp với thời gian trong bảng thống kê dưới đây.
Thời gian
Sự kiện lịch sử
Nãm 1369
Năm 1369- 1370
Năm 1379
Năm 1390
Năm 1396
Năm 1397
Nãm 1400
Năm 1401
Câu 2. Tại sao tình hình kinh tế nước ta nửa cuối thế kỉ XIV bị suy sụp ?