Giải Lịch Sử lớp 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

  • Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập trang 1
  • Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập trang 2
  • Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập trang 3
  • Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập trang 4
  • Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập trang 5
Phẩn hai
LỊCH SÚ VIỆT NAM
Từ THẾ KỈ X
ĐẾN EIỮA THẾ KÍ XIX
8' Nước TA BUỔI ĐẦƯ ĐỘC LẬP
HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Học sinh hiểu và trình bày được các nội dung sau :
Ngô ộuyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài, nhất là về tổ chức nhà nước.
Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
Kiến thức cơ bản
Mục 1. Ngô Quyền dựng nền độc lập
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn cổ Loa làm kinh đô.
Xây dựng chính quyền :
+ Ở Trung ương : vua là người đứng đầu, quyết định mọi việc ; đặt các chức quan văn, võ, quy định lễ nghi, sắc phục của quan lại các cấp.
+ ở địa phương : cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng (Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu, Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu...).
Mục 2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô
Nguyên nhân dẫn đến "Loạn 12 sứ quân" :
+ Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.
+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
+ Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".
Hậu quả của "Loạn 12 sứ quân" : đất nước bị phân tán cát cứ, nội bộ mâu thuẫn, đánh giết lẫn nhau, đời sống nhân dân khổ cực.
Mục 3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).
Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt; xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân" : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan "Loạn 12 sứ quân".
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.
Cách học
Mục 1. Trước hết, các em cần nhớ lại kiến thức lịch sử đã học ở lớp 6, hiểu được vai trò của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 : đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giành độc lập dân tộc, chấm dứt hơn một nghìn nãm Bắc thuộc.
Để hiểu được công lao của Ngô Quyền đối với đất nước trong buổi đầu độc lập, các em cần dựa vào nội dung mục 1, SGK, chỉ rõ những việc làm của Ngô Quyền để xây dựng nhà nước độc lập như : xưng vương, chọn cổ Loa làm kinh đô, bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền mới...
Để hiểu rõ hơn tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Ngô Quyền, các em có thể vẽ sơ đồ :
Cuối mục, khẳng định vai trò của Ngô Quyền trong việc đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.
Mục 2. Để nắm được nguyên nhân cơ bản dẫn đến "Loạn 12 sứ quân", các em cần dựa vào nội dung mục 2, SGK để trả lời, nêu rõ nguyên nhân : do Ngô Quyền chết, hai con Ngô Quyền còn nhỏ, Dương Tam Kha tiếm quyền... nên các thế lực ở địa phương nổi dậy.
Để hiểu rõ "Loạn 12 sứ quân" và địa bàn phân tán, cát cứ ở các địa phương, các em dựa vào Hình 17 - Lược đồ 12 sứ quân và tên người đứng đầu 12 sứ quân, kết hợp với lập bảng thống kê theo mẫu sau :
Sô thứ tự
Tên các sứ quân
Địa điểm đóng quân
Qua tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, các em cần hiểu được khái niệm "Loạn 12 sứ quân" và hậu quả của tình trạng này, nhất là thời điểm nước ta ở buổi đầu độc lập.
Mục 3. Qua nội dung mục này, các em cần nắm vững : Hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ (tình trạng chia cắt, rối ren bởi "Loạn 12 sứ quân" ; nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược). Đất nước đứng trước nguy cơ giặc ngoại xâm. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó với giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Để hiểu được công lao của Đinh Bộ Lĩnh trong việc dẹp "Loạn 12 sứ quân", thống nhất đất nước, bảo vệ nền độc lập, các em dựa vào mục 3, SGK (gồm cả đoạn chữ in nghiêng nhỏ), kết hợp với sự hiểu biết của mình để trả lời.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Tiết độ sứ : chức quan đại diện cho triều đình thời nhà Đường (Trung Quốc) đứng đầu một đạo, dưới các bộ nhưng trên quận thú (quận)... Đến nửa cuối thế kỉ IX, nhà Đường đặt chức Tiết độ sứ ở nước ta. Người đầu tiên giữ chức Tiết độ sứ An Nam là Chu Toàn Dục.
Thứ sử : một chức quan của phong kiến Trung Quốc, chỉ người đứng đầu một hay một số quận hoặc đứng đầu bộ máy cai trị ở một nước phụ thuộc, một châu (Thứ sử Giao châu). Thời Ngô Quyền, cũng dùng để chỉ người đúng đầu một châu (châu Ái)...
-Tiếm ngôi: chiếm đoạt ngôi vua (một cách phi pháp).
Sứ quân : tên gọi do người đời sau dùng để chỉ các nhân vật, tướng lĩnh háy quý tộc có thế lực nổi dậy cát cứ một địa phương trong thời kì loạn lạc cuối thời Ngô ở nước ta.
-Loạn 12 sứ quân : tình trạng hỗn loạn của 12 tướng lĩnh chiếm cứ các địa phương thời kì sau khi Ngô Quyền mất, hai con Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn nhỏ tuổi, bị Dương Tam Kha tiếm ngôi.
Cát cứ pỉĩong kiến : tình trạng một chúa phong kiến, một nhóm phong kiến chiếm giữ một địa phương, không phục tùng chính quyền trung ương.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Câu 1. Nêu nhận xét về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền :
Dựa vào nội dung mục 1, SGK kết hợp với sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô để trả lời. Cần làm rõ : mặc dù đã có chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhưng tổ chức này còn đơn giản (giúp việc cho vua là các quan văn, quan võ và thứ sử ở các địa phương). Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.
Câu 2. Những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước :
Dựa vào nội dung mục 1, SGK để trả lời. Trong đó, tập trung làm rõ việc Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng... là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
Câu 3. Nguyên nhân xảy ra "Loạn 12 sứ quân" :
Các em dựa vào gợi ý trả lời câu hỏi 2 để lí giải. Cần chỉ rõ việc Dương Tam Kha vì mưu lợi riêng, nhân khi các con Ngô Quyền còn nhỏ đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối. Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương - địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nối dậy... gây ra "Loạn 12 sứ quân".
Câu 4. Trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập :
Cổng lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Hậu quả của tình trạng "Loạn 12 sứ quân" là
đất nước bị chia cắt, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, mỗi sứ quân chiếm giữ một vùng.
mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ.
c. quân xâm lược phương Bắc thừa cơ nhòm ngó, chuẩn bị tiến đánh.
D. gồm tất cả các ý trên.
Để chiêu dụ và tiến đánh các sứ quân khác, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân của
Trần Lãm.	c. Nguyễn Khoan.
Ngô Nhật Khánh.	D. Phạm Bạch Hổ.
Câu 2. Trình bày những hiểu biết của em về "Loạn 12 sứ quân".